Thống Nhất - Xã Gia Tân 2 : noi-dung-tin Thống Nhất - Xã Gia Tân 2
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Những trường hợp không được tiêm phòng cho trẻ Cập nhật04-10-2023 05:07
Rất nhiều bố mẹ thắc mắc những trường hợp nào thì không được tiêm phòng cho trẻ? Dưới đây là những trường hợp trẻ không được tiêm phòng

Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm liều vắc xin trước đó, kể cả vắc xin có chứa thành phần: Sốt cao trên 39 độ, sốt co giật hoặc dấu hiệu viêm não, viêm màng não, tím tái, khó thở.

Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận…

Không tiêm vắc xin sống với trẻ bị suy giảm miễn dịch như bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng.

Không tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền.

Các trường hợp chống chỉ định khác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin cụ thể.

Để phát hiện những trường hợp trẻ không được tiêm phòng, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe của bé thông qua đo thân nhiệt, đánh giá tri giác, quan sát nhịp thở, nghe tim để phát hiện các bất thường.

An toàn tiêm chủng là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đó không chỉ là việc đảm bảo nguồn gốc, chất lượng vắc xin, mà còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng của bố mẹ. Để đảm bảo con khỏe mạnh sau khi tiêm chủng, bố mẹ nên lưu ý một số điểm dưới đây: Bố mẹ cần theo dõi con tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Sau 24 – 48h, trẻ cần tiếp tục được theo dõi về thân nhiệt, nhịp thở, sinh hoạt hằng ngày bao gồm ăn, ngủ, chơi đùa…

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.