Kỹ
thuật chăm sóc không khó, kinh nghiệm của người trồng ca cao bón phân phối trộn các
loại phân đơn gồm đạm, lân, kali theo tỷ lệ 1-2-1 hoặc 1-1-1, tùy theo thời
điểm cây ra hoa và nuôi trái. Với cách bón phân này, vừa giảm tỷ lệ phân bị
thất thoát vừa giúp tôi tiết kiệm gần 40% so với mua phân hỗn hợp bón cho cây
trồng. Theo kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho ca cao lượng bón tuỳ theo tuổi cây
như sau: Năm thứ nhất : 0,2-0,3kg/cây. Năm thứ hai : 0,5-0,6kg/cây Năm thứ ba :
0,6-0,8kg/cây. Lượng phân này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1
lần trong mùa khô. Đối với cây ca cao kinh doanh nên cắt tỉa cành vượt, cành
sà, đồng thời cắt bỏ những cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh mỗi năm 3 lần.
Nông dân Kp Hiệp Nhất tham gia lớp tập huấn chuyên đề chăm sóc phòng trừ dịch hại trên cây ca cao
Bón phân cho cây ca cao kinh doanh: Ca cao
kinh doanh có nhu cầu kali cao nhất, đến đạm, lân và trung vi lượng. Lượng bón
thay đổi tùy theo loại đất, tuổi cây và năng suất. Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao
ăn nông (80% rễ tập trung ở tầng 0-30cm) nên cần bón phân trong lớp đất mặt.
Rải phân bằng cách theo đường chiếu của vanh tán rồi vùi lấp để giảm bớt thất
thoát do bay hơi, rửa trôi. Vào thời kỳ kinh doanh, cây đã giao tán, có thể
chịu hạn và cho năng suất khá. Ngoài ra, ca cao cũng có một số loại sâu bệnh
thông thường. Tuy nhiên, không đáng ngại bời hàng năm bà con nông dân đều được
tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn do Trung tâm HTCĐ thị trấn phối hợp Trung
tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện tổ chức
Đối tượng trồng xen canh
cho thu nhập ồn định bên cạnh các cây chủ lực khác là điều đễ người trồng lựa
chọn. Bởi thị trường tiêu thụ ca cao hiện nay rất ổn định, từ khi có DN ca cao Trọng Đức đầu tư vùng chuyên canh, bao tiêu
hạt ca cao đưa vào chế biến và hỗ trợ nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc,
nhất là xử lý dịch bệnh trên cây ca cao, lợi nhuận cây trồng này ngày càng
tăng. Nhờ đó, diện tích ca cao không ngừng được nhân rộng tại địa phương./.
Tin ảnh Đinh Thành Út