ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM
CHỦ LỰC CỦA ĐỊA
PHƯƠNG
1. Định hướng
và mục tiêu phấn đấu
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, vừa bố
trí sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn sinh học, vừa tập trung phát triển những
sản phẩm nông nghiệp có lợi thế trên địa bàn theo hướng hàng hóa, bền vững, có
khả năng cạnh tranh cao. Trên cơ sở ứng dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp để
tăng năng suất, chất lượng nông sản phẩm, tăng giá trị hiệu quả, góp phần tăng
thu nhập cho cư dân nông thôn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới...
Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành): Đạt 1.873 tỷ 800 triệu đồng,
tăng 13,44% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm 2021. Theo (giá so sánh 2010)
đạt 1.401 tỷ 880 triệu đồng, tăng 13,80% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm
2021. Trong đó:
+ Ngành Nông,
lâm nghiệp, thủy sản thực hiện đạt 360 tỷ 100 triệu đồng, tăng 6,77% so với
cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch.
+ Ngành Tiểu
thủ công nghiệp và xây dựng thực hiện giá trị đạt 362 tỷ 860 triệu đồng,
so với cùng kỳ tăng 15,4%,
đạt 100%
kế hoạch.
+ Ngành Thương
mại - Dịch vụ thực hiện giá trị đạt 687 tỷ 920 triệu đồng,
so với cùng kỳ tăng 17,02%, đạt 100% kế hoạch.
2. Phát triển sản phẩm chủ lực
2.1 Về phát triển cây trồng chủ lực
- Tiếp tục giữ vững và phát triển diện tích các loại cây
trồng chủ lực của xã gồm cay bắp và cây sầu riêng, tạo điều kiện phát triển mô
hình kinh tế trang trại. Đặc biệt, chủ động phát triển khai thác một số giống mới
chất lượng cao phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương để canh tác.
Tổng
diện tích cây công nghiệp dài ngày là 85 ha, trong đó: Cây tiêu 5 ha (so cùng kỳ giảm 203 ha) đã thu hoạch, NSBQ đạt 17 tạ/ha, so cùng kỳ giảm 02 tạ/ha; cây điều 9 ha (so cùng kỳ giảm 109 ha) đã thu hoạch, NSBQ đạt 130 tạ/ha, so cùng kỳ tăng 12 tạ/ha; cây cà
phê 44 ha đang chăm sóc; cao su 27 ha. Diện tích giảm từ cây tiêu, cây điều là 321 ha, qua điều tra đã trồng mới:
150 ha mít, 98 ha sầu riêng và 64 ha bơ.
+ Tổng diện tích cây ăn trái các loại
1548,5 ha, trong đó: Cây chôm chôm 276,5 ha đang chuẩn bị thu hoạch, ước năng
suất bình quân đạt 150-160 tạ/ha và so với cùng kỳ
không tăng; cây sầu riêng 320 ha đang thu hoạch, ước năng suất bình quân đạt 130-140 tạ/ha và so với cùng kỳ tăng 08 tạ/ha,
diện tích
cây
sầu riêng trồng mới 98ha; cây bơ 295 ha đang thu hoạch, ước NSBQ đạt 110-120 tạ/ha và so cùng
kỳ tăng 70 tạ/ha, diện tích trồng mới tăng khoảng
64ha; cây măng cụt 20 ha đang nuôi trái; cây mãng cầu 24 ha; cây mít 206,5 ha,
diện tích trồng mới 150ha; cây có múi 75,5 ha; thanh long 19 ha.
2.2 Về phát triển vật nuôi chủ lực
- Phát triển
chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, tạo khối lượng sản phẩm lớn,
chất lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ trong huyện cũng như các thị trường
lân cận.
- Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển chăn
nuôi tập trung, trang trại; triển khai thực hiện quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tập trung; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất
khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức
ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị
gia tăng.
- Đối với hình thức chăn nuôi
hộ gia đình cần chú ý đến quy hoạch địa điểm chăn nuôi, xử lý chất thải để giảm
thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư như: xây dựng hầm biogas,
dùng chế phẩm sinh học EM (Effective microorganis ms),
phương pháp hóa học…
- Phấn đấu đến năm 2020, phát
triển tổng đàn heo đạt 28.791 con, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh không xảy ra
trên địa bàn xã.
Sản xuất nông nghiệp là bộ phận quan trọng trong tổng thể
kinh tế - xã hội của xã; phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát huy vai trò
của nông dân được xác định là nhiệm vụ chiến lược góp phần tăng trưởng kinh tế,
gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc phòng, bảo vệ
môi trường sinh thái. Phát triển nông nghiệp phải phù hợp với quan điểm tăng
trưởng xanh của cả nước, phải thực sự nâng cao đời sống nhân dân, khai thác hiệu
quả các nguồn lực, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện tạo ra sản phẩm
hàng hóa có sức cạnh tranh, phát huy được tiềm năng lợi thế của cây con chủ lực
của địa phương. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất,
dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghệp.