Long Khánh - P. Xuân An : Tiềm năng KTXH Long Khánh - P. Xuân An
Chưa có thông tin
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Tiềm năng KTXH

 

1. Nguồn lao động        

Tổng số hộ toàn phường: 3.268 người

Số nhân khẩu: 14.152 người

Số người trong độ tuổi lao động: 11.320 người

+ Tỷ lệ lao động công nghiệp: 9,27%

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp: 1,02%

+ Tỷ lệ lao động thương mại: 14,13%

+ Tỷ lệ lao động dịch vụ: 15,01 %

2. Đất đai         

Tổng diện tích đất tự nhiên: 141,92 ha. Trong đó:

+ Đất công trình công cộng (công trình hành chính, Văn hóa, giáo dục, cơ quan công sở): 11,87 ha.

+ Đất tôn giáo: 2,21 ha.

+ Đất ở: 74,50 ha.

+ Đất nông nghiệp (đất vườn tạp và đất trống): 30,11 ha.

+ Đất giao thông: 23,23 ha/

3. Thắng cảnh du lịch, di tích lịch sử

- Phường Xuân An có Cụm di tích lịch sử  Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hòa là một trong những di tích lịch sử cách mạng của Tỉnh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.

Trong quá trình tồn tại của mình, cụm di tích Đình Xuân Lộc - Chùa Xuân Hòa là nhân chứng cho nhiều sự kiện lịch sử. Đêm ngày 27/8/1945 tại Đình Xuân Lộc, Chi bộ Đảng quân Xuân Lộc và một số cơ sở cách mạng đã tổ chức một cuộc họp quan trọng thống nhất kế hoạch khởi nghĩa cướp chính quyền tại khu vực Xuân Lộc - Long Khánh. Cuộc khởi nghĩa đã dành được chính quyền về tay nhân dân, thành lập nên Ủy ban Hành chính kháng chiến Xuân Lộc.

Ngày nay, Đình Xuân Lộc vẫn còn giữ được bản sắc phong Thần Thành Hoàng và hệ thống hoành phi, liễn đối không những có giá trị nghệ thuật mà còn là cơ sở để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Xuân Lộc - Long Khánh.

Bên cạnh Đình Xuân Lộc, là ngôi chùa Xuân Hòa đã được xây dựng từ năm 1925, kiến trúc chùa dạng chữ TAM, chánh điện thờ tam thế phật, cổng tam quan Chùa là một kiến trúc tuyệt đẹp.

Với những giá trị lịch sử và văn hóa Đình Xuân Lộc - Chùa Xuân Hòa đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh Đồng Nai. Đây là những giá trị văn hóa phi vật thể vô giá của cụm di tích để lại cho các thế hệ mai sau.

- Miếu Quang Đế: Vào năm 1949, cộng đồng người Hoa đến mãnh đất này khai thiên phá rẫy làm nông và cùng lập đền thờ ông Quang Thánh, mẹ Quan Âm, Thánh mẫu Thiên Hậu. Đến năm 1974, xây dựng ngôi Miếu và đưa vào thờ phụng nghiêm túc cho đến ngày nay.

Hàng năm, cứ đến đêm 12 tháng giêng Âm lịch  Pháp sư làm lễ cầu kinh, qua ngày 13 Âm lịch là ngày đáo lệ tập trung người Hoa trong và ngoài tỉnh về lễ cúng vía cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sức khỏe, bình an và tổ chức Lễ hội đấu đèn lồng, múa lân, sư, rồng, hội diễn văn nghệ... tạo được một không khí sinh hoạt văn hóa lành mạnh và sân chơi bổ ích cho địa phương.

Đấu đèn là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Hoa được lưu giữ và phát triển đến ngày nay. Nó có nguồn gốc từ rất lâu đời, được các thế hệ người Hoa lưu giữ và bảo tồn trong nhiều thế kỷ qua.

Người Hoa quan niệm: đấu được đèn, là vinh dự cho mình, cho gia đình và cho cả làng xóm. Người ta cũng tin khi đấu được đèn, rước đèn về nhà là một sự may mắn, bình an, sẽ làm ăn phát đạt...

Miếu Quang Đế tọa lạc đường Nguyễn Du, khu phố 1, phường Xuân An. Ngoài phương diện tín ngưỡng, Miếu Quang Đế còn là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy nét đẹp của nghệ thuật truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, góp phần làm cho bản sắc văn hóa Việt Nam càng phong phú và giàu đẹp.

4. Thông tin liên lạc    

Hiện nay trên địa bàn được các nhà cung cấp như: Viettel, VNPT, FBT… cung cấp dịch vụ rộng khắp địa bàn. Có 1 hệ thống truyền thanh của phường với 09 cụm loa trải đều ở 06  khu phố, ngoài ra còn có các cụm loa của Đài truyền thanh thành phố nằm trên địa bàn phường.

5. Giao thông  

Đa số các tuyến đường chính, các con hẻm trên địa bàn phường đều được bê tông và nhựa hóa rất thuận lợi cho việc lưu thông và đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”.