Xuân Lộc - xã Suối Cao : Định hướng phát triển Xuân Lộc - Suối Cao
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Định hướng phát triển

 
New Page 2

1. CÔNG NGHIỆP

Phấn đấu giá trị sản xuất CN-TTCN (Giá so sánh 2010) tăng 5,39% năm. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp, cơ sở TTCN sản xuất các mặt hàng như sơ chế biến nông sản, kỹ nghệ sắt phục vụ tiêu dùng và đời sống của nhân dân. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề nông thôn nhằm tạo thêm việc làm, gia tăng việc làm và thu nhập cho người lao động thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

2. NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP

+ Tập trung nâng cao trình độ sản xuất theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chú trọng mở rộng diện tích, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng khu vực và ứng dụng rộng rãi công nghệ tưới nước tiết kiệm. Ưu tiên tập trung đầu tư vào những cây trồng chủ lực và có hiệu quả kinh tế cao khẳng định lợi thế và vị trí khá vững chắc như cây tiêu, xoài, kết hợp với phát triển các loại cây khác như mỳ, bắp, thuốc lá... nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích. Đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp theo đúng chủ trương của xã là tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ.

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp (Giá so sánh 2010) tăng bình quân 6,62%/năm. Trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 4,99%/năm, ngành chăn nuôi tăng 6,61%/năm, dịch vụ nông nghiệp tăng 13,84%/năm. Tỷ trọng chăn nuôi so với giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 51,4%.

+ Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân từ 180 triệu đồng trở lên.

Để đạt được mục tiêu trên, cần duy trì và nhân rộng các mô hình hợp tác sản xuất dưới nhiều hình thức như: Liên kết giữa các hộ, nhóm hộ, các câu lạc bộ năng suất cao, tiến lên hình thức rộng hơn là liên hiệp các câu lạc bộ năng suất cao và hình thành HTX-DVNN. Thông qua các mô hình này sẽ giúp cho người lao động giảm được chi phí sản xuất, quản lý được lịch thời vụ, giảm thiệt hại từ sâu rầy, ứng dụng và trao đổi các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và có sự liên kết hỗ trợ trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy việc thực hiện mô hình liên kết 4 nhà. Khi mô hình này hoạt động tốt sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành sản xuất nông nghiệp. Chủ động trong công tác xây dựng thương hiệu, mẫu mã hàng hóa, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nhân dân.

Tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ đầu tư cho nông dân đối với cây trồng chủ lực, tạo ra nhiều mô hình năng suất cao, tiết kiệm chi phí đầu tư cho sản phẩm. Phấn đấu đạt 40% diện tích cây trồng chủ lực có giá trị thu nhập 250-350 triệu đồng/ha và từng bước nhân rộng. Phấn đấu năm 2020 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 2.053 ha, giảm dần 1,35%/năm; cây lâu năm là 3.723,7ha, tăng 0,06%/năm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Giá so sánh 2010) tăng 4,9%/năm.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với tiêu chuẩn chất lượng và xây dựng thương hiệu, tạo uy tín lâu dài cho sản phẩm trên thị trường tiêu thụ.

+ Bảo vệ và phát triển diện tích rừng trồng tập trung và rừng phân tán. Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô.

3. THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - DU LỊCH

Phấn đấu giá trị sản xuất TMDV (Giá so sánh 2010) tăng trưởng bình quân 9,54% năm. Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa tăng sức mua tiêu dùng trong. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đầu tư kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, hộ cá thể phát triển đa dạng các hàng hóa, dịch vụ phục vụ. Tăng cường công tác quản lý các hộ kinh doanh thương mại trên địa bàn xã, thực hiện chương trình bình ổn giá, đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa cho nhân dân. Mở rộng và phát triển các cơ sở mua bán nông sản, vật tư hàng hóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.