1. VỊ TRÍ
ĐỊA LÝ
Xã Phú Thanh là một xã đồng bằng nằm ở phía
Đông Nam huyện Tân Phú, cách trung tâm huyện Tân Phú 03 km về phía Đông Bắc
theo Quốc lộ 20; cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 130 km theo đường bộ. Xã Phú
Thanh có vị trí trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Phú Xuân;
+ Phía Đông giáp xã Phú Lâm và xã Phú Bình;
+ Phía Tây giáp xã Trà Cổ, xã Phú Điền;
+ Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận.
Tổng diện tích tự nhiên của xã Phú Thanh là
2.817,18ha. Trong đó:
- Nhóm đất nông nghiệp 2.350,72 ha chiếm
83,44% tổng diện tích tự nhiên, được chia ra như sau:
+ Đất SX nông nghiệp: 1.819,02ha, chiếm
77,38% diện tích đất nông nghiệp;
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 525,00ha chiếm
22,33% diện tích đất nông nghiệp;
+ Đất nông nghiệp khác: 6,69ha chiếm 0,28% diện
tích đất nông nghiệp;
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 466,46ha, chiếm
16,56% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất ở 75,67ha, chiếm 16,22% đất phi nông
nghiệp;
+ Đất phát triển hạ tầng 100,26ha, chiếm
21,49% đất phi nông nghiệp;
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,01ha, chiếm 0,43%
đất phi nông nghiệp;
+ Đất nghĩa trang nghĩa địa 7,90ha chiếm
1,69% đất phi nông nghiệp;
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
280,62ha chiếm 60,16% đất phi nông nghiệp.
2. ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH
Xã Phú Thanh được chia thành 05 ấp, (04 ấp nằm
dọc theo Quốc lộ 20 là ấp Thọ Lâm 1, Thọ Lâm 2, Ngọc Lâm 1, Ngọc Lâm 2 và ấp
Bàu Mây nằm cách xa Quốc lộ 20)
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHÚ
THANH
Điện thoại:
02513.697.390
Email:
xaphuthanh-tp@dongnai.gov.vn
Địa chỉ: ấp Thọ Lâm 2,
xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
3. ĐỊA
HÌNH
Địa hình của xã có xu hướng thấp dần từ Bắc
xuống Nam, từ Tây sang Đông và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối nên chia
thành 2 vùng với những đặc trưng khác nhau rõ rệt như:
- Địa hình cao, đồi thoải: Phân bố ở phía Bắc
và Tây Bắc của xã (Khu vực ấp Ngọc Lâm 1 và Ngọc Lâm 2), chiếm khoảng 20% diện
tích tự nhiên, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 110 đến 140m , độ dốc trung bình từ
3 – 80 (riêng khu vực đồi Ma Thiên Lãnh có độ dốc > 150).
- Địa hình bằng, thấp: Phân bố khu vực phía
Nam và Đông Nam, giáp sông La Ngà, địa hình bằng phẳng nhưng thấp, độ cao phổ
biến từ 106-110 m so với mực nước biển. Hàng năm vào mùa mưa do việc đóng đập của
hồ Trị An để tích nước nên mực nước của sông La Ngà dâng cao, tiêu thoát rất chậm
đã gây tình trạng ngập cục bộ ở một số khu vực đồng Giang Điền, ấp Bàu Mây làm ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.
4. KHÍ HẬU
Xã Phú Thanh chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế
độ tiểu vùng phía Bắc của tỉnh Đồng Nai, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, có đặc điểm chung: nóng ẩm, mưa nhiều, phân biệt 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 4 – 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3. Lượng mưa lớn và phân
hóa sâu sắc theo mùa.
5. LỊCH SỬ
VĂN HÓA
Năm 1976, Nhà nước quyết định lập huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai, gồm 13 xã: Phú Bình, Phú Cường, Phú Điền, Phú Hiệp, Phú
Hoa, Phú Hòa, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Lý, Phú Ngọc, Phú Thanh, Phú Túc.
Ngày 17 tháng 01 năm 1984, chuyển xã Phú Hiệp
thành thị trấn Phú Hiệp (từ năm 1985 đổi thành thị trấn Định Quán); chia xã Phú
Túc thành 2 xã: Phú Túc và Suối Nho.
Ngày 12 tháng 02 năm 1987, chuyển xã Phú Lý về
thị xã Vĩnh An (nay là huyện Vĩnh Cửu) quản lý. Huyện Tân Phú còn lại 01 thị trấn
Định Quán (huyện lị) và 12 xã: Phú Bình, Phú Cường, Phú Điền, Phú Hoa, Phú Hòa,
Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Ngọc, Phú Thanh, Phú Túc, Suối Nho.
Năm 1988, thành lập 4 xã: Đắk Lua, Nam Cát
Tiên, Núi Tượng, Phú An thuộc vùng kinh tế mới.
Cuối năm 1990, huyện Tân Phú có 01 thị trấn Định
Quán và 16 xã: Đắk Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Cường,
Phú Điền, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Ngọc, Phú Thanh, Phú
Túc, Suối Nho.
Ngày 10 tháng 4 năm 1991, tách thị trấn Định
Quán và 6 xã: Phú Cường, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Ngọc, Phú Túc, Suối Nho để thành
lập huyện Định Quán, huyện Tân Phú còn lại 10 xã: Đắk Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng,
Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Thanh.
Năm 1992, chia xã Phú Lộc thành 2 xã: Phú Lộc,
Trà Cổ và thị trấn Tân Phú
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Phú Thanh
thành 2 xã: Phú Thanh và Phú Xuân; chia xã Phú Bình thành 3 xã: Phú Bình, Phú
Sơn và Phú Trung; chia xã Phú Lộc thành 2 xã: Phú Lộc và Phú Thịnh; chia xã Phú
Lập thành 2 xã: Phú Lập và Tà Lài; chia xã Phú Lâm thành 2 xã: Phú Lâm và Thanh
Sơn.
Như vậy, huyện Tân Phú có 01 thị trấn và 17
xã: Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú
Lập, Phú Lộc, Phú Sơn, Phú Thịnh, Phú Trung, Phú Xuân, Tà Lài, Thanh Sơn, Trà Cổ
và xã Phú Thanh cho đến ngày nay.
6. DÂN SỐ
- Tổng số dân: 16.322 khẩu
- Số hộ gia đình: 3.359 hộ
- Dân tộc: bao gồm 09 dân tộc anh em sinh sống
- Tôn giáo: có 02 tôn giáo chính, gồm: Thiên
chúa giáo và Phật giáo; Tỷ lệ đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo chiếm 90.15%
dân số; Phật giáo 6,61%; các tôn giáo khác chiếm 0,15%; còn lại là không tôn
giáo.