1.
VỀ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn xã nhìn chung được duy trì ổn định, tổng số cở sở
kinh doanh cá thể đến thời điểm này là 578 cơ sở, chủ yếu là các ngành nghề xay
xát, chế biến thực phẩm, vận tải, dịch vụ internet, hàn cắt sắt, đan lát…
Thường xuyên kiểm tra chất lượng
hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo cho việc lưu thông buôn bán phục vụ
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động kinh doanh, buôn bán trên địa bàn xã
cơ bản được ổn định về giá cả, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh
môi trường.
2.
NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
Cấp ủy, chính quyền đã quan tâm chỉ
đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, tiếp tục thực hiện chương trình phát triển
cây trồng, vật nuôi chủ lực; vận động nhân dân tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất; Tập trung chỉ đạo nhân dân sản xuất vụ Đông – Xuân, Hè – Thu, vụ
Mùa đạt 100% kế hoạch; tổng diện tích gieo trồng cây ngắn ngày đến thời điểm
này là: 2.624 ha, trong đó: lúa được 1.900 ha, đậu các loại 05 ha, cây thức ăn
gia súc 10 ha, rau các loại 120 ha, trồng sen 312 ha, duy trì diện tích chuyển
đổi 49 ha, diện tích sản xuất cây lâu năm được 277 ha.
Hướng dẫn cho nông dân các biện
pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, không để lây lan diện rộng. Tiếp tục vận
động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phối hợp tổ chức trình diễn, chuyển
giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn đạt 80% kế hoạch.
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm
(chăn nuôi hộ gia đình) tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển theo hướng
chăn nuôi công nghiệp; Tổng đàn gia súc, gia cầm (bao gồm cả trang trại) hiện
có khoảng 299.077 con, trong đó gia súc 8.217 con (chăn nuôi heo hộ gia đình là
3.549 con); gia cầm khoảng 290.860 con. Ngoài ra trên địa bàn xã có 20 nhà nuôi
chim yến.
Về nuôi trồng thủy sản: tổng diện
tích sản xuất là 525 ha cá nước ngọt, trong đó: nuôi thâm canh là 118 ha, nuôi
bán thâm canh 39,8 ha, còn lại chủ yếu là nuôi quảng canh.
3.
DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI - DU LỊCH
Trong những năm qua, hoạt động
thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã phát triển mạnh, các loại hình kinh doanh
như ăn uống, internet, may mặc, dịch vụ vận tải, xăng dầu, xây dựng,... tăng
đáng kể so với trước, quy mô đầu tư ngày càng được nâng lên đã đem lại nguồn
thu nhập cao cho người dân.
Hoạt động của các tổ ngành nghề: Tổ
làm chổi đót duy trì hoạt động có hiệu quả, có chiều hướng gia tăng giải quyết
việc làm cho khoảng 210 lao động; thu nhập bình quân 1.500.000 đồng/người/tháng.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 01 tổ dịch vụ vận tải hành khách với 10 xe ô
tô 07 chỗ phục vụ việc đưa đón hành khách, hoạt động thường xuyên và có hiệu quả.
Trên địa bàn xã hiện có 7 tổ hợp
tác (01 tổ hợp tác trồng rau, 01 tổ hợp tác dùng nước, 03 tổ hợp tác trồng
tiêu, 02 tổ hợp tác chăn nuôi) và 02 hợp tác xã. Nhìn chung hoạt động Kinh tế tập
thể, HTX có hiệu quả, làm ăn có lãi.
3.
GIÁO DỤC
Trong những năm qua công tác giáo
dục – đào tạo đã được quan tâm. 100% giáo viên các trường trên địa bàn xã được
chuẩn hóa. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư, các trường đã kết nối
internet để phục vụ cho việc dạy và học tập. Xã đã được công nhận phổ cập giáo
dục trung học cơ sở năm 2009. Hiện nay UBND xã quản lý 03 trường học, gồm: 01
trường THCS, 01 trường Tiểu học, 01 trường Mầm non.
3.1/-
Trường THCS Phương Lâm
Trường THCS Phương Lâm được thành
thành lập từ năm học 1999-2000 trên cơ sở tách khối cấp 2 của trường PTTH Cấp 2
& 3 Phương Lâm theo Quyết định số 191/QĐ-TC ngày 21/08/1999 của sở
GD&ĐT Đồng Nai. Trong quá trình phát triển nhà trường đội ngũ thầy cô giáo
phấn đấu khắc phục khó khăn từng bước xây dựng nhà trường có nhiều chuyển biến
tích cực về mọi mặt, xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ, nâng cao chất lượng toàn
diện hàng năm.
- Về đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên: Tổng số 60, trong đó BGH: 02, GV: 51, NV: 07; Có trình độ đạt chuẩn
tỉ lệ 100% và trên chuẩn 87,7 %; Có phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh,
yêu nghề, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tổ chức kỷ
luật tốt.
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường được
đầu tư xây dựng giai đoạn 1 từ năm học 2011-2012 và đưa vào sử dụng năm học
2012-2013 với tổng số 28 phòng học. Hiện nay CSVC của nhà trường có đủ phòng học
để dạy học 2 ca/ngày. Các phòng chức năng, phòng hành chính trường bố trí các
phòng học để làm việc, chờ các cấp xây dựng giai đoạn 2 để xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia.
- Về cơ cấu tổ chức:
+ Hiệu trưởng: Thầy Huỳnh Ngọc Trạng
+ Hiệu phó: Cô Trần Thị Hương
+ Chủ tịch công đoàn: Thầy Nguyễn
Trung Hiếu
- Địa chỉ liên hê :
ấp Thọ Lâm 2 - Phú Thanh - Tân Phú
- Đồng Nai
Điện thoại: 02513.856.138
Email: thcs.phuonglam.tanphu@dongnai.edu.vn
3.2/-
Trường tiểu học Phú Thanh
Trường Tiểu học Phú Thanh nằm trên
quốc lộ 20, thuộc ấp Ngọc Lâm 1, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Trường được thành lập theo quyết định số 417/QĐ.UBH ngày 09/12/1992 của UBND
huyện Tân Phú, đổi tên từ Trường Phú Thanh C. Trường được phân công phụ trách
công tác Phổ cập - Chống mù chữ địa bàn 04 ấp xã Phú Thanh: Thọ Lâm 1, Thọ Lâm
2, Ngọc Lâm 1, Ngọc Lâm 2.
Ngày 28/08/2020, Ủy Ban nhân dân
huyện Tân Phú ban hành Quyết định số 2696/QĐ-UBND về việc sáp nhập trường Tiểu
học Bàu Mây và trường Tiểu học Phú Thanh, xã Phú Thanh thành trường Tiểu học
Phú Thanh, xã Phú Thanh.
- Về đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên: Tổng số CB-GV-NV: 76. Trong
đó (CBQL: 03, giáo viên: 44, nhân viên: 08. Giáo viên có trình độ đạt chuẩn
Trung học sư phạm đạt 100% và trên chuẩn 74,5%; Có phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống lành mạnh, yêu nghề, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao,
ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Về cơ sở vật chất:
* Điểm 01, tọa lạc tại ấp Ngọc Lâm
1, xã Phú Thanh với tổng diện tích 11.328 m2; bình quân 11,5m2/ 1 học sinh. Diện
tích sân chơi, bãi tập: 4.320 m2
+ Tổng số phòng học: 30/30 lớp.
+ Phòng làm việc: Nhà trường được
xây khu hành chính riêng gồm 07 phòng, gồm 01 phòng Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu
trưởng, 01 phòng văn thư, kế toán, 01 Y tế, 01 phòng họp hội đồng, 01 phòng cho
thư viện. Chất lượng: tốt.
* Điểm 02, tọa lạc tại Tổ 3 ấp Bàu
Mây, xã Phú Thanh, có diện tích 8.751 m2, diện tích xây dựng 639 m2. Gồm có 12
phòng (05 phòng học, 01 phòng hội đồng, 01 phòng Thư viện, 01 phòng Thiết bị,
01 phòng y tế, 01 phòng Đội, 01 phòng Hiệu trưởng, 01phòng Phó hiệu trưởng), 01
nhà để xe cho giáo viên và học sinh; Cơ sở 2 có diện tích 3.544 m2, diện tích
xây dựng 359 m2. Gồm có 5 phòng học, 01 phòng nghỉ của giáo viên, 01 nhà để xe
cho giáo viên và học sinh.
- Về cơ cấu tổ chức:
+ Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu
Khuyên
+ Hiệu phó: Cô Lê Thị Thanh
+ Hiệu phó: Trần Thị Roan
- Địa chỉ liên hệ:
Địa chỉ: Ngọc Lâm 1 - Phú Thanh -
Tân Phú - Đồng Nai
Điện thoại: 0613856262
Email: th.phuthanh.tanphu@dongnai.edu.vn
3.3/-
Trường Mầm non Phú Thanh
Được thành lập từ năm 1976 theo
Quyết định số 256/QĐ.CT.UBH ngày 05/09/1976 của chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện
Tân Phú với tên gọi là Trường mẫu giáo Phú Thanh. Đến năm 2003 trường mẫu giáo
Phú Thanh được đổi tên thành trường mầm non Phú Thanh theo quyết định số
946/QĐ.CT.UBH ngày 15 tháng 10 năm 2003 và hoạt động cho đến nay.
- Trường mầm non Phú Thanh có tư
cách pháp nhân và có con dấu riêng. Trường là đơn vị sự nghiệp cơ quan nhà nước
nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân đóng trên địa bàn xã Phú Thanh, huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của UBND huyện Tân
Phú, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Phú và sự quản lý về hành chính của
UBND xã Phú Thanh.
- Về đội ngũ cán bộ, giáo viên,
công nhân viên: Tổng số CB-GV-CNV trong trường năm học 2019-2020: 52 người.
+ Ban giám hiệu: 03 người, trong
đó 01 hiệu trưởng, 01 hiệu phó chuyên môn, 01 hiệu phó bán trú. 03/03 trình độ
trên chuẩn.
+ Giáo viên: 34 người phục vụ cho
công tác dạy và chăm sóc trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi. 32/34 trình độ trên chuẩn,
02/34 trình độ đạt chuẩn.
+ Công nhân viên: 15 người, trong
đó: 01 nhân viên kế toán trình độ trên chuẩn, 01 nhân viên văn thư trình độ đạt
chuẩn, 01 nhân viên bảo vệ, 02 nhân viên phục vụ, 10 nhân viên cấp dưỡng trong
đó 04 nhân viên đạt trình độ chuẩn.
- Về cơ sở vật chất: Được sự quan
tâm của chính quyền các cấp nhà trường đã
được xây dựng theo trường chuẩn quốc gia, có đầy đủ các phòng học, phòng
chức năng (phòng thể chất, phòng âm nhạc, phòng giặt ủi…) và khối hành chính
theo quy định (phòng ban giám hiệu, phòng họp, phòng hành chính, phòng bảo vệ,
phòng nghỉ nhân viên...), phục vụ tốt trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Về cơ cấu tổ chức:
+ Hiệu trưởng + Bí thư chi bộ: Cô
Hồ Thị Ngọc Hoa
+ Hiệu phó chuyên môn: Cô Ngô Thị
Kim Vui
+ Hiệu phó bán trú + Chủ tịch công
đoàn: Cô Đinh Thị Thảo Uyên
4. Y TẾ
Trạm y tế xã Phú Thanh thực hiện tốt
công tác vệ sinh phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân và các chương trình y
tế Quốc gia.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe,
phòng chống dịch bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe nhân dân được đảm bảo;
bình quân số lượt người khám bệnh đạt trên 6.514 lượt người/năm (trong đó trẻ
em dưới 6 tuổi là 936 cháu), tổ chức trực cấp cứu 24/24 giờ đảm bảo về chuyên
môn; khám và điều trị bệnh cho: 6514 lượt người (trong đó trẻ em dưới 6 tuổi:
936 cháu), tỷ lệ người tàn tật được hướng dẫn phục hồi chức năng đạt 37,5%; Tỷ
lệ người cao tuổi được quản lý là 22,78%; trong điều trị bệnh có sự phối hợp giữa
Đông y và Tây y.
Cơ sở hạ tầng đã được sửa chữa và
xây mới, các trang thiết bị được đầu tư, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp (hiện xã có 01 bác sỹ chuyên
khoa); đội ngũ cộng tác viên y tế cơ sở được quan tâm xây dựng củng cố, đã cơ bản
đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Thông tin vê trạm y tế: Ấp Thọ Lâm 1, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai
5.
VĂN HÓA
Trong những năm gần đây, việc đầu
tư xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa thể thao các ấp trên địa bàn xã
Phú Thanh được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện.
Toàn xã có 01 Trung tâm Văn hóa - Thể thao ; 5/5 ấp có Nhà văn hóa, sân tập thể
thao. Các thiết chế Nhà văn hóa - Khu thể thao được đầu tư xây dựng và đưa vào
sử dụng nhằm phục vụ cho các hoạt động hội họp; thông tin, tuyên truyền, phổ biến
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Phổ biến kiến
thức khoa học và đời sống cho nhân dân; các hoạt động văn hóa, thể dục – thể
thao được tổ chức thường xuyên, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện sức
khỏe, nâng cao dân trí cho nhân dân trên địa bàn xã.
5.1/-
Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã
5.2/-
Nhà văn hóa ấp Thọ Lâm 1
5.3/-
Nhà văn hóa ấp Thọ Lâm 2
5.4/-
Nhà văn hóa ấp Ngọc Lâm 1
5.5/-
Nhà văn hóa ấp Ngọc Lâm 2
5.6/-
Nhà văn hóa ấp Bàu Mây