Long Thành - Xã Long An : Tiềm năng KTXH Long Thành - Xã Long An
Chào mừng quý vị đến với website xã Long An - Long Thành - Đồng Nai
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Tiềm năng KTXH

 
New Page 1


1. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

Toàn xã có 4.643 hộ, 17.034 nhân khẩu; Tạm trú: 761 hộ, 2.425 nhân khẩu. Trong đó 7.247 là nữ. Nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên là 10.321. Dân tộc Kinh là chủ yếu, nhân dân theo đạo Thiên Chúa và Phật giáo.

 

2. ĐẤT ĐAI

Đất của xã có 3 nhóm sau: Nhóm đất gley (Gleysols), Nhóm đất xám (Acrisols), Nhóm đất đen (Luvisols), Được chia thành 9 đơn vị đất cấp III.

 

3. VỀ NÔNG NGHIỆP

+ Trồng trọt: Tổng điện tích gieo trồng 1.013ha/1.376ha Đạt: 73,61%. Trong đó các loại giống cây trồng: Lúa, bắp, mì, đậu phộng và rau đậu các loại…

Do thời tiết nắng hạn kéo dài nên diện tích sản xuất vụ mùa gieo cấy không đạt chỉ tiêu. Năng suất bình quân đạt từ 2,5 tấn đến 3 tấn/ha. Tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng không gây ảnh hưởng lớn.

Diện tích trồng cây lâu năm: Qua điều tra diệc tích cây ăn quả hiện có: 100 ha gồm Sầu riêng, chôm chôm, cam, quít, xoài... Tập trung ở khu vực ấp Xóm Trầu, Ấp 3 và Bưng Môn.

Diện tích cây công nghiệp: Cây cao su diện tích: 140 ha hiện đang khai thác sản lượng bình quân đạt: 60 lít mũ/ha/ngày. Cây cà phê: 12ha. Tiêu: 1ha. Điều : 60 ha. Rừng tràm phân tán khoảng 140ha, tập trung hầu hết ở các ấp trong đó trồng mới 40 ha. Trên diện tích đã khai thác.

+ Thuỷ lợi: Xã có đập Long An ngăn suối Đồng Hu thành một hồ chứa nước nhỏ rộng 1 ha, có khả năng tưới cho khoảng 375 ha đất. Ngoài ra hệ thống kênh mương dài 3,76 km, rộng 3 m. Để chuẩn bị đưa nước vào phục vụ tưới tiêu cho vụ đông xuân.

+ Chăn nuôi: Trên địa bàn xã có 09 trang trại (08 trang trại nuôi heo và 01 trang trại nuôi gà, tổng đàn 111.889 con.

Thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giết mổ; các hộ tiểu thương buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn xã. Cấp phát sổ theo dõi chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Thực hiện tiêm phòng, vệ sinh phun xịt tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc, gia cầm.

 

4. XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

+ Xây dựng công trình điện:

Hệ thống đèn chiếu sáng đã được lắp đặt trên các tuyến đường 8/8 ấp, như: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp An Lâm, ấp Bưng Môn, ấp Xóm Trầu, ấp Xóm Gốc; tổng số bóng đèn chiếu sáng: 939 bóng, tổng kinh phí nhân dân đóng góp trên 1 tỷ đồng. Riêng ấp Xã Hoàng, do nằm trong quy hoạch Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành nên không triển khai thực hiện.

Tỷ lệ hộ dùng điện toàn xã đạt 99,9%.

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về kỹ thuật an toàn thiết bị điện và lắp đặt sử dụng điện.

+ Đường giao thông nông thôn: Hiện nay, hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã với 95,200 km đường bộ, trong đó: quốc lộ 51 và 25B có 5,85km, còn lại 89,350km đường nông thôn do huyện, xã quản lý, các ấp đều có đường ô tô đến trung tâm. Trong những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã được chú trọng đầu tư, nhiều công trình giao thông được nâng cấp, mở rộng như: tuyến đường liên xã (đường Bưng Môn) nối liền xã Long An với xã Lộc An, xã Bình Sơn, đường liên ấp, đường khai thác đá 3; các tuyến đường trục xã đã cơ bản được nhựa hóa/bê tông hóa và nhiều tuyến đường thôn xóm đã được bê tông hóa/cứng hóa. Hệ thống giao thông của xã trong những năm gần đây (từ cuối 2013) đến nay đã được đầu tư xây dựng làm thay đổi đáng kể bộ mặt của xã.

Đường GTNT đầu tư 40% - 30% - 30%: trong năm 2018 đã được UBND huyện phê duyệt quyết định báo cáo kinh tế kỹ thuật được 12 tuyến. Hiện đã thi công được 1 tuyến Hẻm 37 đường ấp Xóm Trầu. Tổ chức họp dân và đang thu tiền NDĐG: 08 tuyến. Còn lại 3 tuyến dự kiến họp dân để triển khai thực hiện trong năm 2019.

Đường GTNT đầu tư 50% - 50%: Trong năm 2018 chuyển sang 2019 tiếp tục thực hiện là 22 tuyến. Hiện đã thực hiện được 3 tuyến còn lại 19 tuyến tiếp tục thực hiện. 

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn các tuyến đường nội bộ có nền đường bình quân khoảng từ 3 - 5 m chủ yếu là nền đất, vẫn còn khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt là vào các tháng mùa mưa. Vì vậy, Ủy ban nhân dân xã tiếp tục xin chủ trương đầu tư, nâng cấp trong những thời gian tới.

 

5. CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

+ Về công nghiệp: Toàn xã hiện có 60 công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn sản xuất hàng may mặc, đế giày, sản xuất gạch, găng tay… thu hút và giải quyết cho hàng trăm công nhân trong xã và ngoài xã đến làm việc.

+ Về tiểu thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất kinh doanh, các ngành nghề truyền thống như: Xay xát, chế biến lương thực, mộc dân dụng và sửa chữa cơ khí được giữ vững ổn định nhưng còn phát triển chậm. Riêng các hộ buôn bán nhỏ, dịch vụ phát triển mạnh nhưng phần lớn do tự phát, thiếu tập trung và theo thời vụ.

TrusoUBXLAn1.jpg

 

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI

+ Văn hóa - xã hội, thể dục thể thao:

Kết quả hoạt động phong trào TDĐKXDĐSVH: Tổng số hộ đạt/tổng số hộ đăng ký gia đình văn hóa: 3.666/ 3.687 hộ - đạt 99,43% -  vượt so chỉ tiêu giao là > 98%; Xây dựng ấp văn hóa 8/8 ấp - đạt 100% - vượt so chỉ tiêu giao là 90%; Duy trì cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa tốt; giữ vững danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới.

Xã đã được công nhận “Xã Văn hóa Nông thôn mới” từ năm 2016 theo Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 29/03/2016 của UBND huyện Long Thành. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch:

Trung tâm Văn hóa xã có diện tích 3.000m2, diện tích xây dựng 574m2, hội trường Trung tâm có sức chứa 150 chỗ.

8/8 ấp có Nhà Văn hóa phục vụ sinh hoạt chính trị - văn hóa, xã hội tại địa phương (riêng ấp Xã Hoàng không xây dựng nhà văn hóa do nằm trong quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Long Thành).

Thể dục, thể thao: trên địa bàn xã có sân bóng tại ấp An Lâm, diện tích 9,413.1m2; sân bóng nhân tạo tại ấp 1, diện tích 4,553.5m2. Thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả 05 Câu lạc bộ, cụ thể: CLB võ thuật Karatedo, CLB thể dục dưỡng sinh tại Trung tâm Văn hóa xã; CLB bóng bàn Trọng Nghĩa tại ấp 2, CLB thể hình Fitness tại ấp 4 và CLB thể dục thể hình Phú Trần tại ấp Xóm Gốc.

Tỉ lệ người dân tham gia thường xuyên các hoạt động văn hóa đạt trên 80% dân số. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện “Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được chú trọng về hiệu quả, chất lượng, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Phong trào thể dục thể thao trong nhân dân phát triển, khuyến khích người dân tham gia tập thể dục buổi sáng; mô hình gia đình thể dục thể thao được nhân rộng; phát triển đội, nhóm năng khiếu thể dục thể thao, thường xuyên tổ chức giao lưu thi đấu giữa các ấp và các đơn vị xã bạn trong huyện.

+ Về giáo dục - đào tạo:

Trên địa bàn xã hiện có: 01 trường Trung học cơ sở; 01 trường Tiểu học; 01 trường Mầm non, trong đó: trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Duy trì đạt chỉ tiêu về phổ cập giáo dục. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS, hoàn thành bậc tiểu học và huy động trẻ mầm non đến lớp hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao.

Kết quả năm học 2017 - 2018: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS: 199/203, đạt tỷ lệ 98,03%. Học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt 100%. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

+ Lĩnh vực y tế:

Trạm y tế xã Long An có diện tích 1.664,7m2, được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đến nay trạm có 07 biên chế gồm: 01 bác sĩ, 02 y sĩ đa khoa, 01 nữ hộ sinh, 01 dược sĩ; 01 điều dưỡng và 01 cán bộ dân số. Đảm bảo công tác trực khám chữa bệnh cho người dân; có nữ hộ sinh đảm nhiệm công tác khám và điều trị sản phụ khoa tại Trạm; Thực hiện tốt Chương trình y tế Quốc gia; Chủ động phòng chống dịch bệnh.

Giảm suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo cân nặng: 4,6% - đạt so chỉ tiêu huyện giao là dưới 5%; Giảm suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo chiều cao: 10,5% - đạt so chỉ tiêu huyện giao là dưới 11%; Tỷ lệ người dân tham gia BHYT: 91% - vượt so với chỉ tiêu huyện giao là 90%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,99% - đạt so với chỉ tiêu huyện giao là <1% .

Đánh giá chung: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xã Long An có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các công trình cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông, mạng lưới điện…

Xã Long An nằm trong vùng dự kiến phát triển công nghiệp cùng với thị trấn Long Thành và xã Long Đức đồng thời là cửa ngõ vào Thành phố Nhơn Trạch trong tương lai, vì vậy Long An sẽ là một thị tứ hay khu công nghiệp sạch quy mô nhỏ, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành Dịch vụ - Thương mại.

Xã Long An có điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc bố trí sử dụng đất, phát triển nhiều loại cây trồng, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng. Có tiềm năng rất lớn về khai thác nguyên vật liệu xây dựng.

 

7. THÔNG TIN LIÊN LẠC

Hiện nay hệ thống thông tin của địa phương đã khá phát triển, mọi thông tin trong nước, của địa phương, quốc tế được phổ biến đến từng địa bàn, đặc biệt là các thông tin về khoa học - kỹ thuật, thông tin về thời tiết được phổ biến kịp thời.

 

8. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Do cấu trúc địa lý nên tài nguyên khoáng sản quý hiếm tại địa phương đến nay vẫn chưa được phát hiện, chủ yếu chỉ có đá, sỏi làm vật liệu xây dựng. Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất; toàn xã có 3 nhóm đất chính và được chia thành 8 đơn vị đất cấp III như sau:

+ Đất gley phèn tiềm tàng, sâu (Endophotothionic Gleysols): Diện tích 289,52 ha chiếm 8,56% diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở phía Tây, thuộc khu Xóm Gốc và ấp 1 được hình thành do phù sa mới, bị ngập phần lớn các ngày trong năm - thích hợp với lúa nước.

+ Đất xám cơ giới nhẹ, rất nghèo bazơ (Venti-Arenic Acrisols): Diện tích 665,62 ha chiếm 19,67% diện tích tự nhiên, phân bổ ở ấp 3 và một phần ở ấp 2. Đất được hình thành trên phù sa cổ, cơ giới nhẹ, nghèo bazơ nhưng nằm ở địa hình cao thoát nước, tầng đất dày thích hợp với nhiều loại cây trồng.

+ Đất xám cơ giới nhẹ, vàng nhạt (Chromi Arenic Acrisols): Diện tích 421,77 ha chiếm 12,46% diện tích tự nhiên, chỉ có ở nông trường cao su Long Thành, phân bố ở địa hình cao, thoát nước tốt thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, có bộ rễ ăn sâu.

+ Đất xám kết von nhiều, sâu (Endohyperferric Acrisols): Diện tích 13,5 ha chiếm 0,4% diện tích tự nhiên, phân bổ ở khu Xóm Gốc, phần lớn diện tích dùng làm đất xây dựng, còn lại trồng điều.

+ Đất xám gley, cơ giới nhẹ (Areni - Gleyic Acrisols): Diện tích 743,86 ha chiếm 21,98% diện tích tự nhiên, phân bổ ở khu Xóm Gốc, ấp 1 và dọc theo suối Đồng Hu. Đất này thích hợp với lúa nước; khu vực ven suối Đồng Hu, ở Xóm Gốc và ấp 1 có thể trồng hoa màu vào mùa khô hoặc đầu mùa mưa.

+ Đất xám gley, kết von nhiều, sâu (Endohyperferri - Gleyic Acrisols): Diện tích 578,64 ha chiếm 17,10% diện tích tự nhiên, phân bổ ở khu xóm Trầu, trồng lúa, điều và màu. Đất này thích hợp một vụ lúa, một vụ màu.

+ Đất xám gley, kết von nhiều, nông (Epihyperferri- Gleyic Acrisols): Diện tích 61,16 ha chiếm 1,81% diện tích tự nhiên, phân bổ ở ấp Xóm Trầu, hiện trạng là đất điều, màu.

 

9. SẢN PHẨM VÀ NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Sản phẩm của địa phương hiện nay chủ yếu là cây cao su, các cây nông sản như: Cà phê, tiêu, hạt điều và các cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm, cam, quýt…