Cẩm Mỹ - Xã Lâm San : Tổng quan KTXH Cẩm Mỹ - Xã Lâm San
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Tổng quan KTXH

 

Vị trí địa lý so với trung tâm huyện

Nằm ở phía Đông Nam của trung tâm huyện Cẩm Mỹ và cách trung tâm huyện 30km

Diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất tự nhiên 3.264,68ha, chiếm 6,97% diện tích đất tòan huyện

Giáp ranh phía Bắc

Phía Bắc giáp xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ

Giáp ranh phía Nam

Phía Nam giáp xã Sơn Bình và Bình Trung, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Giáp ranh phía Tây

Phía Tây giáp xã Quảng Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Giáp ranh phía Đông

Phía Đông giáp xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT

Đơn vị hành chính

Xã Lâm San được chia thành 6 ấp gồm: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5 và ấp 6

cong ub.jpg

Địa hình

 Địa hình bằng phẳng: Độ dốc từ 3-80 với diện tích là 1.784ha chiếm 54,64% tổng diện tích tự nhiên, hiện đang trồng cây hàng năm, điều, cà phê và cây lâu năm khác.

Địa hình dốc: chiếm 42,94% diện tích toàn xã, độ dốc phổ biến từ 80-150, do độ dốc lớn nên giữ nước kém và dễ xói mòn vào mùa mưa. Hiện trạng là đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, điều).

Khí hậu

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với hai mùa mưa nắng rỏ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ đầu tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 4.

Nhiệt độ trung bình 25,4oC

Lượng mưa đạt trung bình từ 1.956 - 2.139 mm/năm

Độ ẩm: 85%

Nhiệt độ trung bình 25,5oC

Nhiệt độ cao nhất: 33oC

Nhiệt độ thấp nhất: 18oC

Lịch sử văn hóa

Thời gian thành lập:

Lâm San là xã mới thành lập năm 1994, thuộc huyện Xuân Lộc, đến năm 2003 thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Nhưng lịch sử vùng đất Lâm San đã có từ lâu đời. Tên gọi, địa giới hành chính của xã Lâm San qua đó cũng có nhiều thay đổi theo tiến trình lịch sử dân tộc, lch sử vùng đất.

Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), địa bàn xã Lâm San, Sông Ray ngày nay là một trong những địa điểm căn cứ cách mạng của tỉnh Bà Rịa-Long Khánh bao gồm các khu căn cứ như: Suối Thề, Sông Ray, nơi đứng chân của các cơ quan đầu não cách mạng của Tỉnh ủy Bà Rịa – Long Khánh, Thị ủy Long Khánh, Huyện ủy Xuân Lộc và những đơn vị bộ đội như Tiểu đoàn 445, cùng các đơn vị bộ đội Miền, Khu như Tiểu đoàn 800, trung đoàn 4 thuộc sư đoàn 5, bệnh viện dã chiến K76C, đơn vị Hậu cần 814 của Miền, ... lực lượng an ninh tỉnh, đơn vị K8 bộ đội huyện Xuân Lộc. Trong suốt chặng đường chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). Căn cứ Suối Thề (1957 – 1972) góp phần không nhỏ trong chiến thắng chung của huyện, tỉnh, miền, đất nước.

Từ sau giải phóng năm 1975, với việc đón nhận hàng ngàn lượt bà con từ khắp các vùng miền, các dân tộc anh em trên cả nước về đây sinh sống, làm việc tại nông trường Sông Ray. Rồi “đất lành chim đậu”, bà con thấy gắn bó với mảnh đất này mà ở lại lập nghiệp, đông dần mà thành làng, thành ấp. Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/NĐ-CP về việc chia tách một số xã trên địa bàn huyện Xuân Lộc, trong đó, xã Lâm San được thành lập trên cơ sở tách một phần đất thuộc xã Sông Ray ngày nay. Chi bộ xã Lâm San được thành lập trên cơ sở từ chi bộ 7, trực thuộc Đảng bộ xã Sông Ray.

Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lâm San trải qua bao khó khăn, chông gai, thử thách. Vượt lên tất cả nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh, của huyện. Sự đoàn kết thống nhất từ Đảng bộ đến chính quyền và nhân dân toàn xã. Hiện nay, xã Lâm San đang ngày một giàu đẹp, vươn mình mạnh mẽ với những bước tiến dài theo nhịp độ phát triển chung của đất nước, của tỉnh, huyện.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã nquyen6a4 đạt được nhiều thành tích như:

- 01 cờ đơn vị thi đua xuất sắc của thủ tướng chính phủ

- 03 cờ đơn vị thi đua xuất sắc của UBND tỉnh

- 11 bằng khen của UBND tỉnh

+ Toàn xã có 01 mẹ Việt Nam Anh Hùng, 12 thương binh và 39 gia đình chính sách và người có công với cách mạng.

Dân số

Tổng số dân: 9.091người

Số hộ gia đình: 2017 hộ gia đình

Dân tộc: Trên địa bàn xã hiện có 8 dân tộc anh em đang sinh sống gồm: Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Khơ me, Châu ro, Sán Dìu, Chăm. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là: 224 hộ với 1.094 khẩu, chiếm 12,03% dân số;

 Tôn giáo: có 04 tôn giáo với 2.024 tín đồ, chiếm 22,26% dân số xã, trong đó: Tin lành: 272 người, chiếm 2,99%, Công giáo: 1.042 người, chiếm 11,46%, Phật giáo: 700 người, chiếm 7,69% và Cao đài là 10 người, chiếm 0,11%.