Các nhiệm vụ trọng tâm theo
06 nội dung nêu trên được Chính phủ xác định như sau:
Về
cải cách thể chế: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế chính
sách pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính, chế độ công vụ đầy đủ, đồng bộ trên
cơ sở Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ,
công chức, Luật viên chức. Tiếp tục thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về
quyền con người, quyền công dân, quyền và nghĩa vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.
Xây dựng, hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể như: hoàn thiện
thể chế về sở hữu, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của Nhà
nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013; thể chế về
phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, các yếu tố thị
trường và các loại thị trường, bảo đảm mọi người dân, doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh
tranh lành mạnh theo pháp luật; …
Nâng cao chất lượng
công tác xây dựng pháp luật: tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình lập pháp,
lập quy theo hướng chặt chẽ, khoa học, hiện đại, chuyên nghiệp, áp dụng kỹ
thuật lập pháp tiến bộ trong soạn thảo; tăng cường tham vấn ý kiến chuyên môn
của các hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và tham vấn ý kiến rộng rãi của
người dân, tổ chức và xã hội trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật; tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp
thời phát hiện và xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật, hết
hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
Đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả thực thi pháp luật: triển khai có hiệu quả công tác tổ chức thi
hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật hàng năm tại
các bộ, ngành, địa phương; tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời xử
lý các vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt gắn kết
với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật; …
Cải
cách thủ tục hành chính:
Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan đến
người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành phải đơn giản,
dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Đất
đai, xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, thuế, hải quan, công an,… và các thủ tục hành
chính thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn.
Rà soát, đơn giản hóa thủ
tục hành chính: rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện;
loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó
khăn cho người dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết,
không hợp lý; cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh
doanh, loại bỏ các quy định không hợp pháp, không cần thiết, không hợp lý, bảo
đảm thực chất; …
Thường xuyên, kịp thời cập
nhật, công khai thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận
lợi cho người dân, tổ chức tìm hiểu và thực hiện. Vận hành và khai thác có hiệu
quả Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Hoàn thành đổi mới thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo quy định
tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính
phủ; đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào
sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc
quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc gây nhũng nhiễu,
tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.
Đẩy mạnh nghiên cứu, đề
xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính,
thông qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, phát huy
vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của
Thủ tướng Chính phủ.
(Thành
Trung)