Cẩm Mỹ - Xã Bảo Bình : Tổng quan KTXH Cẩm Mỹ - Xã Bảo Bình
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

TỔNG QUAN KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI XÃ BẢO BÌNH

 

Địa điểm trụ sở UBND xã Bảo Bình: ấp Tân Bảo, xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai; Điện thoại: 02513.718.227, địa chỉ trang thông tin điện tử: www.sub.dost-dongnai.gov.vn/baobinh.

Quá trình hình thành và phát triển: xã Bảo Bình được thành lập từ năm 1994 chia tách xã Xuân Bảo thành 2 xã Bảo Bình, Xuân Bảo. Năm 2008 xây dựng trụ sở mới trên nền đất trụ sở cũ.

* Vị trí địa lý:

Xã Bảo Bình nằm ở phía Đông Bắc của huyện Cẩm Mỹ cách trung tâm huyện 15km, ranh giới hành chính được xác định như sau:

Phía bắc giáp xã Xuân Bảo.

Phía nam giáp xã Xuân Mỹ, Xuân Tây.

Phía đông giáp xã Xuân Tây.

Phía tây giáp xã Nhân Nghĩa, Long Giao.

Xã Bảo Bình là xã miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3738,81 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 3470 ha chiếm 92,83% tổng diện tích, đất trồng cây lâu năm 3.201,3 ha, đất trồng cây hàng năm 268,7 ha..

*Đặc điểm về tự nhiên và xã hội:

Về khí hậu: Xã Bảo Bình – huyện Cẩm Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưng chính như sau:

Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2/năm). Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và cao điều quanh năm (trung bình 25,4oC), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271 oC/năm). Hầu như không có những thiên tai như bão, lụt …, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Độ ẩm khá cao (trung bình 83%, chênh lệch biên độ độ ẩm khoảng 8 – 15%). Tốc độ gió trung bình 2,6m/s, theo hai hướng chính trong năm: mùa mưa gió mùa tây nam, mùa khô gió mùa Đông Bắc.

Lượng mưa lớn (trung bình từ 1956 – 2139 mm/năm), lượng mưa lớn nhất vào khoảng 2.894, nhưng phân bố không đều giữa các tháng, theo kiểu biểu trình mưa một đỉnh. Nhìn chung có thể thấy hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11 với lượng mưa lớn chiếm đến 85% lượng mưa cả năm; mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên cây trồng cần phải được tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.

Về địa hình: Xã có 2 dạng địa hình chính là đồi thoải và dốc như sau:

Địa hình đồi thoải ( độ dốc nhỏ hơn 8o) chiếm 55,21% tổng diện tích tự nhiên, hiện đang trồng cao su, cà phê và cây ăn quả.

Địa hình dốc (độ dốc phổ biến từ 8o đến 15o) chiếm 44,79 % diện tích toàn xã, do độ dốc lớn nên giữ nước kém và dễ xói mn2 vào mùa mưa. Hiện đang được sử dụng trồng các loại cây lâu năm.

Các nguồn tài nguyên:

Nguồn nước

Nguồn nước mặt: xã Bảo Bình có nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp từ hệ thống sông Ray bao gồm Hồ Suối Vọng và các nhánh suối như suối Sâu, suối Lức…

Hồ suối Vọng được xây dựng đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do lượng nước được tích trong hồ không lớn, địa hình vùng tưới bị chia cắt nên phạm vi tưới thường hẹp, chi phí cho tưới khá cao. Hiệu quả kinh tế còn hạn chế.

Các nhánh suối: do ngắn và dốc nên khả năng giữ nước rất kém, thường nghèo kiệt vào mùa khô.

Hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng nguồn nước mặt để tưới cho cây trồng là sự chênh lệch giữa mực nước sông -suối với mặt bằng sản xuất khá lớn, nguồn nước mặt ít ỏi lại phân bố không đều nên hiệu suất sử dụng nước không cao. Có thể khắc phục hạn chế trên bằng cánh bổ sung từ nguồn nước ngầm và bố trí cơ cấu sử dụng đất hợp lý.

Nguồn nước ngầm: trên khu vực đất đỏ vàng được phong hóa từ đất đỏ bazan, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 – 30 m. Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 – 120 m, lưu lượng trung bình từ 0,5 – 1,2 l/s, chất lượng tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây lâu năm như cà phê, tiêu, cây ăn quả.

Tài nguyên đất: trên địa bàn xã có 3 nhóm đất

Nhóm đất đá bọt núi lửa: là loại đất tốt nhưng có diện tích nhỏ, tập trung chủ yếu ở khu vực miệng núi lửa thuộc ấp Tân Bình.

Nhóm đất đỏ thẩm (chiếm 54,89% diện tích toàn xã): nhìn chung chất lượng của đất đỏ thẩm cao, yếu tố hạn chế chính của nhóm đất này là một số diện tích bị kết von, nhóm đất này thích hợp cho trồng cây lâu năm và cây ăn quả.

Nhóm đất nâu thẩm (chiếm 41,79% diện tích toàn xã): hiện đã được sử dụng vào canh tác các loại cây cà phê, điề, cây ăn quả, màu.

Nhìn chung tài nguyên đất xã Bảo Bình có độ phì tầng đất mặt khá tốt, tầng đất dày trên 70 cm và có độ dốc dưới 8o chiếm 50% tổng diện tích tự nhiên, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cũng như trong việc bố trí mặt bằng xây dựng.

*Dân số:

Toàn xã có 5 ấp với 3.269 hộ, 15.953 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động  10.617 người, trong đó số lao động đang làm việc 10.171 người, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 63,76%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0.9%. Cư dân trên địa bàn xã chủ yếu là người Kinh và người Hoa, trong đó người Hoa chiếm hơn 50%.

* Các tổ chức Đảng, đoàn thể: Đảng bộ xã có 12 chi bộ trực thuộc với 237 đảng viên, trong đó chi bộ ấp 5, chi bộ trường học 4, chi bộ công an 1, chi bộ quân sự 1. Các đoàn thể chính trị: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chính binh, đoàn thanh niên, công đoàn cơ sở.

                                                    (Phạm Hà)