Cẩm Mỹ - Xã Xuân Quế : noi-dung-tin Cẩm Mỹ - Xã Xuân Quế
Chào mừng quý vị đến với Website xã Xuân Quế huyện Cẩm Mỹ
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Một số giải pháp phục hồi vườn tiêu suy yếu. Cập nhật26-03-2018 09:04
Trong những năm qua giá tiêu hạt luôn giao động ở mức cao. Có thể nói cây tiêu hiện là cây có giá trị kinh tế cao nhất ở thời điểm hiện nay, trên 130.000 đồng/kg ( tiêu đen) và trên 180.000 đồng/kg (tiêu trắng). Nhiều hộ nông dân đã tiến hành chuyển đổi vườn cây ăn trái già cỗi, kém hiệu quả sang trồng thuần cây tiêu. Trước tình hình nhiều vườn tiêu bị sâu bệnh hoành hành, nhất là bệnh thối gốc cây tiêu làm chết hàng loạt. Sau đây là một số giải pháp phục hồi vườn tiêu suy yếu.

Cải tạo đất trồng

Tạo hệ thống thoát nước cho vườn tiêu.

Áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu: không cày bừa, xới xáo nhiều trong vườn để giảm bớt sự xói mòn khi trồng tiêu trên đất dốc, giảm được sự xáo trộn, tổn thương bộ rễ vốn rất nhạy cảm với sự tấn công của sâu bệnh hại trong đất.

Trồng lạc dại che phủ đất trong vườn để việc làm đất tối thiểu được thuận lợi, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, thay thế việc tủ gốc tiêu trong mùa khô. Ngoài ra, cây lạc dại còn làm giảm sự xói mòn, rửa trôi và cung cấp thêm chất hữu cơ cho vườn tiêu.

Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma, Pseudomonas, mỗi năm 2-3 lần để làm giàu hệ vi sinh vật đối kháng với các loại dịch hại nguy hiểm có trong đất.

Phòng trừ sâu bệnh

Đối với các trụ tiêu bị hại nhẹ, cây có biểu hiện sinh trưởng kém, vàng lá, cần xác định đúng loại sâu bệnh để phòng trừ bằng thuốc hoá học. Bón thêm phân chuồng với lượng lớn cho các trụ tiêu này (15-25kg phân chuồng hoai/trụ).

Tiêu hủy, đào bỏ các cây bị hại nặng, vệ sinh vườn thật tốt. Thu dọn tàn dư thực vật, chuyển tất cả các bộ phận bị sâu bệnh tấn công ra khỏi vườn và tiêu hủy để loại trừ nguồn bệnh. Nên đào lấy rễ, thân ngầm của các cây tiêu bị bệnh đem ra khỏi vườn và tiêu hủy.

Quản lý dinh dưỡng

Ưu tiên bón phân hữu cơ. Phân hữu cơ ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng còn cải tạo đất, tăng khả năng thoát và giữ nước, tăng khả năng hấp thụ phân hóa học, làm giàu thêm hệ vi sinh vật đất, hạn chế được sự phát triển của một số tuyến trùng và nấm bệnh trong đất thông qua việc thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật đối kháng.

Tăng cường sử dụng phân bón lá. Bón phân hóa học cân đối và hợp lý.

Đối với tiêu mới trồng, bón các loại phân hóa học trộn hay NPK: năm thứ nhất tối đa 300 g/trụ; năm thứ hai không quá 500 g/trụ, năm thứ ba dưới 1kg/trụ.

Đối với vườn tiêu cho thu hoạch, thâm canh cho năng suất cao cũng chỉ bón khoảng 1,3 -1,6kg các loại phân hóa học trộn hay NPK/trụ/năm.

NK _ st-tổng họp​

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.