Xã
Xuân Hưng là địa phương có diện tích trồng cây thanh long ruột đỏ nhiều nhất ở
huyện Xuân Lộc. Hiện nay trên địa bàn xã có trên 500 ha trồng cây thanh long,
nhiều năm qua nông dân địa phương đã và đang phát triển bền vững cây thanh long
vì đã cho thu nhập cao, mặt hàng này được thị trường xuất khẩu ưa chuộng, lúc
cao điểm, khi trái thanh long xuất khẩu tốt, thương lái sẵn sàng trả giá 30-40
ngàn đồng/kg, thậm chí có khi lên đến 50 ngàn đồng/kg, từ đó đời sống kinh tế
của người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên, do vậy diện tích cây thanh
long ở địa phương ngày càng được mở rộng.
Nhưng từ lúc tình hình dịch bệnh covid 19 bùng phát trở
lại cho đến nay, tất các loại hàng nông sản bị rớt giá thê thảm, nhất là trái
thanh long. Do không xuất khẩu được, giá thanh long ruột đỏ chỉ còn từ 3-5 ngàn
đồng/kg, đối với các chợ đầu mối, chợ truyền thống thị trường tiêu thụ nội địa,
với giá bán lẻ chưa đến 10 ngàn đồng/kg, người nông dân lúc này chỉ biết ngậm
ngùi, không còn mặn mà với cây thanh long, thậm chí có nhiều người đã
phá bỏ vườn thanh long vì không đủ kinh phí để đầu tư chăm sóc, người
nông dân đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế, vì có một số hộ phải đi vay ngân
hàng, hoặc vay mượn từ bên ngoài để đầu tư cho cây thanh long như: phân, thuốc
bảo vệ thực vật và công chăm sóc. Trước đây, thanh long ruột đỏ do nguồn
cung ít lại chủ yếu cung cấp cho thị trường xuất khẩu, nhất là Trung Quốc rất
chuộng mặt hàng này, nên giá cả rất cao. Giai đoạn sau này, diện tích thanh
long ruột đỏ tăng nhanh, nguồn cung quá dồi dào là nguyên nhân chính khiến loại
trái cây đặc sản này ngày càng giảm giá.
Theo một số người dân
địa phương cho biết tuy giá thanh long hiện nay đã hồi sinh trở lại,
nhưng nhiều nông dân sẽ không mở rộng diện tích thanh long nữa và hạn chế đầu
tư cho cây thanh long vì vẫn chưa yêm tâm với giá cả thị trường, mong sao nhà
nước sẽ có những giải pháp bền vững hơn, để sản phẩm thanh long được ổn định,
nhằm giúp cho nông dân được yên tâm sản xuất.
Quang Duệ