Tại buổi tập huấn Thạc sỹ Vũ Mạnh Hà – Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và
phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai đã hướng dẫn cho các thành viên
trong hợp tác xã thanh long Xuân Hưng về quy trình thực hành nông nghiệp tốt
VietGAP trên cây thanh long, các mối nguy hại an toàn thực phẩm và an toàn lao
động về hóa học như: dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại Pb,
Cd, As, dư lượng nitrat, các hóa chất khác như dầu mỡ, hóa chất bảo quản..., các
mối nguy hại về sinh học như ký sinh trùng, các chất thải trong nước, con người,
các mối nguy hại về vật lý như kim loại, thủy tinh, nhựa, gỗ và các loại khác
có thể xãy ra tại bất kỳ công đoạn nào trong quá trình sản xuất, có thể gây ra
tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng do người lao động không
tuân thủ các quy định thực hành sản xuất an toàn, qua đó hướng dẫn mã số sản phẩm
để truy nguyên nguồn gốc, tạo mã QR code.
Mục đích cuối cùng về Thực hành nông nghiệp tốt VietGAP là an toàn thực phẩm,
chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn cho người sản xuất, tăng lợi thế
cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, tăng lợi thế về thương hiệu, tăng độ tin cậy
của khách hàng, tăng lợi nhuận, tăng
tính bền vững và bảo vệ môi trường, sản phẩm đáp ứng được thị trường trong nước
và xuất khẩu.
Tại buổi tập huấn Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh
Đồng Nai đã hướng dẫn cho nông dân các danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng
trong sản xuất vietGAP và hướng dẫn làm hồ sơ về hợp đồng sản xuất và tiêu thụ
thanh long theo tiêu chuẩn vietGAP.
Quang Duệ