Đến một trong những vườn
mít thái trên địa bàn xã Vĩnh Tân là vườn mít của hộ ông Đặng Quang Chín- thuộc tổ 7, Ấp 3 xã Vĩnh Tân.
Cũng giống như hộ ông Tống Xuân Khoan rất tiên phong trong việc áp dụng các
tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt, Ông Chín đã sử dung IMO
cho vườn Mít thái của mình đến nay là năm thứ 3, ông nhận thấy hiệu quả rõ rệt
giữa sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, khi trao đổi về hiệu
quả sử dụng chế phẩm IMO ông Chín cho biết: Từ
khi chuyển sang dùng chế phẩm IMO cho cây mít ông thấy lá cây không xanh mướt
như khi dùng phân hóa học mà lá cây mít có mà nhạt đi, khi thu hoạch trái mít
có vị ngọt đạm đà hơn,trái mít ít bị đen múi, mẫu mã đẹp hơn, cành cây dai hơn,
không bị tét cành như lúc trước, khi trước thỉnh thoảng trong quả mít hay bị
sượng, múi có vết đen dài những trái như vậy thường thì cây mít bị bệnh nấm rễ
do dùng nhiều phân bón hóa học môi trường đất bị phá hoại, những cây đó một
thời gian sau sẽ bị chết. Nhưng từ khi sử dụng IMO làm phân bón, thuốc trừ sâu
ông cảm thấy đất tơi xốp hơn, dưới đất có nhiều giun, dế, tạo môi trường cân
bằng cho đất, cây mít vườn nhà ông không bị chết nữa, đảm bảo đạt năng suất,
sản phẩm đầu ra cũng đạt chất lượng hơn. Với vườn Mít thái của ông Chín hơn
1,7 hecta chuyên trồng Mít, mỗi năm cho thu hoạch từ 60-70 tấn mít trái so với giá thị trường hiện nay sau khi trừ chi
phí đầu tư ông thu về từ 250 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm/hecta. Ông cũng
cho biết thêm so với chi phí dùng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học,
thì dùng chế phẩm IMO này giảm được chi phí đầu tư rất nhiều nên ông cảm thấy
hài lòng và cũng muốn chia sẽ với các vườn khác cùng sản xuất và sử dụng chế
phẩm IMO .Đối với người nông dân, khi sản phẩm mình làm ra được người tiêu dùng
đánh giá cao về chất lượng, đảm bảo đạt năng suất trong vụ mùa, có thu nhập ổn
định cho kinh tế gia đình, đó là điều mà ai cũng mơ ước.
Điểm TTKH&CN