Có dịp vào con đường tổ 4
ấp 6 xã Vĩnh Tân hỏi người dân về ông Nguyễn Văn Xá thì ai cũng biết. Bên cạnh
căn nhà khang trang, hiện lên với những chuồng được xây kiên cố, có mái che
tươm tất. Trong bộ dạng đậm chất nông dân, ông Xá đang hì hục chỉnh chu từng
viên gạch ống nhưng vẫn không quên vẫy chào chúng tôi. Vừa bước vào khuôn viên căn nhà, chúng tôi được ông Xá kéo ngay đến 2ô chuồng,
có tổng diện tích khoảng 20m2, bên trong chi chít những con rắn mối đang trương
mắt nhìn chúng tôi. Chỉ vào những con rắn mối, anh Xá cho biết từ thất bại chăn
nuôi heo do bệnh dịch tả lợn châu phi, với số vốn bao nhiêu năm tích cóp đã
tiêu tan theo bầy heo, chán nản có lúc tính buông suôi, song với bản lĩnh anh
bộ đội cụ Hồ, cùng với tính cần cù chịu khó ham học hỏi, ông đến với mô hình
nuôi Dế và Rắn mối cũng rất tình cờ khi đọc báo và xem tivi thấy mô hình lạ
nhưng nhu cầu thị trường khá cao, bệnh dịch ít rủi ro. Thế là anh mon men tìm
đọc sách, học hỏi thực tế các mô hình tại miền Tây. Khi đã bắt tay vào nuôi,
anh Xá cho hay, mô hình có ưu điểm tốn ít kinh phí. Tận dụng số chuồng nuôi heo
và Cút từ trước để làm chuồng, chỉ cần xây thêm bốn bức tường làm hàng rào.
Xung quanh chuồng được xây tường bằng tôn láng cao cả thước để rắn mối không
men theo tường mà trốn đi. Trong chuồng có thể trồng các loại rau lang để
tạo cảnh quang tự nhiên, giữa chuồng để gạch ống để rắn mối chui vào trú ẩn,
đồng thời để máng nước và thức ăn để rắn mối đến ăn. Ngoài ra, xây chuồng theo
hướng nắng mặt trời để sáng rắn mối ra phơi nắng, đây là đặc tính tự nhiên của
chúng. Với diện tích 20 m2 anh thả nuôi bước đầu 1.500 con rắn mối. Tâm sự cùng
với chúng tôi, Ông xá bộc bạch chia sẻ, rắn mối nuôi rất dễ, chúng rất hiền và hầu như không bị bệnh tật
gì, lại phát triển nhanh, thức
ăn hàng ngày của chúng rất đơn giản, chủ yếu là cơm nguội và cá tạp, Dế mèn
loại nhỏ, đặc biệt rắn mối rất thích ăn Mối sống, nhưng do nguồn mối sống khó
kiếm nên ông Xá chủ yếu cho ăn cá, tép bằm Dế mèn pha thêm vitamin bổ sung
để ngăn ngừa bệnh bại liệt. Đặc biệt cần chú ý luôn giữ gìn chuồng
sạch sẽ từ không gian, thức ăn, nước uống thì rắn mối sẽ sinh trưởng
nhanh. Bắt một con rắn mối lên, ông Xá chỉ chúng tôi phân biệt con đực,
con cái. Rắn mối cái có vảy sọc trên lưng và có đốm bên hông, còn
rắn mối đực thì có 2 làn sọc màu vàng cam chạy từ trước tới chân
sau. Rắn mối thường đẻ mỗi lứa từ 6 - 8 con, mỗi năm đẻ khoảng 3
lứa. “Chu kỳ nuôi đối với rắn mối thịt khoảng 5 tháng. Nếu bán rắn mối giống
thì khoảng 6 tháng. Khi phát hiện bụng con cái to lên, chúng ta bắt rắn mối ra
một chuồng riêng, sau 10 ngày rắn mối sinh con và rắn mối con sẽ được bắt
ra thau, cho ăn chế độ đặc biệt với Dế con, tép quết nhuyễn trộn nước. Khoảng 3
tuần sau, rắn con hội nhập với bầy đàn bình thường. Riêng rắn mẹ có thể thả lại
chuồng ngay sau khi đẻ xong mà không ảnh hưởng.” Hiện giá thị trường
rắn mối giao động khoảng 350.000 đồng – 400.000 đồng/kg thương phẩm đến nay sau
gần hai năm gia đình ông Xá đã bắt đầu được thu nhập từ Rắn mối và Dế, mỗi
tháng xuất khoảng 8- 10 kg Rắn và 10 – 15 kg Dế cho các nhà hàng trong Tỉnh
Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, thu nhập đều từ 4 – 5 triệu/tháng. Lại nói về Dế mèn, do nhu cầu làm thức ăn của
rắn mối, cộng với nhu cầu tiêu thụ của các khách sạn, nhà hàng là món nhậu
khoái khẩu, nên gia đình ông Xá mạnh dạn đầu tư ngay từ khi nuôi rắn mối, đến
nay đã có 7 ô chuồng nuôi Dế. Với việc chuyển đối mô hình chăn nuôi mang lại
hiệu quả, ông xá nói; khi thấy mô hình nuôi Dế kết hợp nuôi Rắn mối đem lại
hiệu quả kinh tế, sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng thêm chuồng trại và tăng số
lượng con giống, phục vụ cho thi trường
trong và ngoài tỉnh với số lượng lớn hơn.
Bà Phan Thị Hải Lý; PCT Hội nông Dân xã Vĩnh Tân
cho biết; Đây là 02 loài vật có sức đề kháng cao, dễ nuôi, chi phí đều tư thấp,
giá xuất bán đầu ra dồi dào và cho thu nhập cao, do đó hiện nay Hội nông dân xã
Vĩnh Tân đang xem xét nghiên cứu tiến tới nhân rộng cho nhiều hội viên trong
xã, và có hướng mở rộng thành HTX chăn nuôi có thương hiệu trên thị trường.
Điểm TTKH&CN