Vĩnh Cửu - Xã Thạnh Phú : noi-dung-tin Vĩnh Cửu - Xã Thạnh Phú
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Hướng Dẫn Chi Trả Tiền Bảo Trợ Xã Hội Không Dùng Tiền Mặt Cập nhật30-11-2023 03:36
Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, việc sử dụng smartphone để thanh toán các khoản vay, tiền điện, bưu kiện đã quá quen thuộc với người dân. Việc sử dụng smartphone thanh toán như thế đã làm giảm thiểu tối đa lưu lượng tiền mặt đang lưu hành trong nước ta hiện nay.

Cũng vì như thế nhà nước ta cũng đã có kế hoạch chủ trương thực hiện về thanh toán không dùng tiền mặt, UBND tỉnh giao Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội tỉnh thực hiện triển khai chi trả trợ cấp xã hội thông qua hình thức điện tử, thẻ ngân hàng cho các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Như hình thức chi trả trợ cấp thông qua điện tử, thẻ ngân hàng cho các đối tượng bảo trợ xã hội có gì mới ?

1.     Đăng ký, mở hoặc tạo tài khoản (ngân hàng, mobile money, ví điện tử,…) cho các các đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội hoàn toàn miễn phí. Việc sử dụng các ứng dụng (ngân hàng, mobile money, ví điện tử,…) rất dễ dàng và hạn chế giảm thiểu thời gian của người dân khi đến cơ quan để nhận các khoản phí chi trả, các khoản phí chi trả sẽ được các ứng dụng ngân hàng hay ví điện tử bảo quản an toàn hơn khi dùng tiền mặt.

 

2.     Tiền trợ cấp an sinh xã hội hàng tháng sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử của đối tượng thụ hưởng/người giám hộ. người được ủy quyền nhận thay trợ cấp sẽ biết chính xác số tiền và phương thức nhận trợ cấp mới không thay đổi so với phương thức cũ.

 

3.     Đối tượng thụ hưởng/người giám hộ/người được ủy quyền nhận thay trợ cấp có thể giữ nguyên số tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử như một khoản tiết kiểm, có thể rút ra bất lúc nào khi cần thiết. Và có thể chuyển tiền hoặc thanh toán trực tiếp trên các ứng dụng.

 

Như vậy làm thế nào để mở tài khoản nhận tiền ?

-         Hiện nay, các ứng dụng của các ngân hàng, ví điện tử,… Cũng không quá xa lạ đối với người dân. Việc tạo lập các tài khoản cũng thực hiện rất dễ dàng. Ví dụ như : Ông Trần Văn A muốn tạo lập tài khoản trên ứng dụng ngân hàng AB

Bước 1: Sử dụng điện thoại Smartphone.

Bước 2: Thực hiện tải ứng dụng ngân hàng.

Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn trên ứng của ngân hàng. Hoặc có thể ra trực tiếp tại điểm ngân hàng để mở tài khoản.

Sau khi mở thành công tài khoản trên ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử. Người hưởng trợ cấp/người giám hộ nhận trợ cấp phải điền thông tin tài khoản đã mở vào mẫu đăng ký nhận trợ cấp hàng tháng do cán bộ bưu cục hoặc cán bộ lao động – thương binh xã hội của xã/phường/thị trấn cấp.

Như vậy làm thế nào rút được tiền ?

Rút tiền ở đâu? : Người được hưởng trợ cấp có thể dùng thẻ ngân hàng rút tại các cây ATM của các ngân hàng, tại điểm bưu điện, chuyển khoản thông qua các nhân (đang sử dụng tiền mặt) hoặc các cửa hàng của dịch vụ viễn thông trên địa bàn.

Rút tiền lúc nào? : Người được hưởng trợ cấp có thể rút tiền bất cứ lúc nào khi nhận được tin nhắn thông báo có tiền chuyển vào tài khoản.

Rút tiền có tốn phí không? : Khi người được hưởng trợ cấp rút tiền thì hoàn toàn không tốn phí đối với các hệ thống ATM cùng ngân hàng. Đối với hệ thống khác ngân hàng phí dịch vụ 3.300 đồng/lần giao dịch.

Như vậy, việc thanh toán chi trả trợ cấp xã hội thông qua hình thức điện tử, thẻ ngân hàng cho các đối tượng bảo trợ xã hội dễ dàng hơn, giảm thiếu tối đa thời gian đi lại của người nhận, giao dịch giữ người nhận và cán bộ chi trả rõ ràng hơn thông qua hệ thống ngân hàng hoặc ví điện tử. Giảm thiểu lưu lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, tối đa sự tiện ích, nâng cao phương thức thanh toán hiện đại tới cộng đồng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng sống của toàn xã hội, cũng như hướng tới xã hội không tiền mặt trong tương lai.

                                                                                                                                                           Thành Long​ 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.