Vĩnh Cửu - Xã Thạnh Phú : Tổng quan KTXH Vĩnh Cửu - Xã Thạnh Phú
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Tổng quan KTXH

 
New Page 1


1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Xã Thạnh Phú nằm ở phía Tây Nam của trung tâm huyện Vĩnh Cửu và cách trung tâm huyện 33 km. Vị trí này cách trung tâm huyện khá xa, khó khăn cho việc đi lại và vui chơi giải trí tại trung tâm huyện. Và cách thành phố Biên Hoà 13 km, thuận tiện cho việc đi lại, mua bán, học tập tại thành phố Biên Hòa là trung tâm của tỉnh Đồng Nai. Với diện tích đất tự nhiên 1408,71 ha.

+ Phía Bắc giáp xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía Nam giáp sân bay Biên Hoà, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía Tây giáp xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía Đông giáp xã Thin Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

 

2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Xã Thạnh Phú được chia thành 07 ấp, gồm: Ấp 1, Ấp 2, Ấp 3, Ấp 4, Ấp 5, Ấp 6, Ấp 7.

 

3. ĐỊA HÌNH

Xã có dạng địa hình: Hình đa giác. Với độ dốc trung bình 3m

 

4. KHÍ HẬU

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với 2 mùa: mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình 28oC, nhiệt độ cao nhất 35oC, và nhiệt độ thấp nhất 26oC.

Khí hậu ở đây thích hợp cho việc trồng cây ăn trái đặc biệt là trồng bưởi.

 

5. LỊCH SỬ VĂN HÓA

Với tinh thần yêu nước, nhân dân trong xã cùng với đồng bào cả nước đã chiến đấu anh dũng và lập nhiều chiến công mang lại hòa bình cho đất nước nói chung và cho xã nói riêng. Xã được Nhà nước phong tặng xã anh hùng.

 

6. DÂN SỐ

Tổng số dân của xã là 17.089 người, và tổng số hộ gia đình là 3.744 gia đình.

Dân tộc Kinh chiếm đa số, bên cạnh đó cũng có các dân tộc anh em khác cùng chung sống như: H’ Mông, Khơ me.

Tôn giáo: đa số nhân dân thờ cúng ông bà

Dân số của xã khá đông nhưng diện tích đất lại hẹp. Xã có nhiều dân tộc khác nhau, có cả dân tộ ít người cùng chung sống nhưng có cùng tôn giáo và cùng là người Việt, cần giúp đỡ, tạo điều kiện cải thiện đời sống cho người dân tộc, tạo mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa người trong xã với nhau.