Phân loại rác tại nguồn là một chủ
trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất
nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các
bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu
có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… cũng bị vùi chôn trong
đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy. Trong khi
đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại
lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt
(ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất
phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi
trường.
Rác thải hiện nay chưa được các gia đình
quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì
vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác
thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì
việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Việc xử lí rác
thải là một vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản
xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối
đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vấn đề ô
nhiễm nguồn nước cũng trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi
người dân và một số cơ sở thường xuyên xả các loại nước thải ra môi trường mà
còn là do rác thải gây ô nhiễm nguồn nước gây ra.
Ý thức của con người là yếu tố quyết
định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải. Thói quen
của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng
hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải
sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho
cuộc sống con người.Hãy bắt đầu thực hiện việc phân loại rác từ việc tại mỗi hộ
gia đình đều phải có các loại túi đựng rác để phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ,
rác tái chế riêng biệt. Từ đó các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại
ngay để xử lý. Khi đó, rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô
cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng..