Tại xã Long Đức đã xây dựng mô hình thu gom rác thải sinh hoạt
gắn với thu gom bao bì các loại thuốc BVTV đã sử dụng, từng bước khắc phục thói
quen xả thải phế phẩm nông nghiệp bừa bãi. Để ngăn chặn, hạn chế việc đốt rơm,
rạ sau thu hoạch.
Về công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong chăn nuôi, các ngành
chức năng thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức đánh giá hiện
trạng, tác động của ô nhiễm môi trường đối với phát triển kinh tế - xã hội và
có biện pháp xử lý đối với các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm; đồng thời vận động
người dân đầu tư các nguồn lực để xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học
như nuôi lợn trên nền đệm lót sinh thái, sử dụng công nghệ khí sinh học biogas
để xử lý chất thải, giảm ô nhiễm, nâng cao hiệu quả chăn nuôi; phổ biến rộng
rãi việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi để giảm mùi hôi
thối, diệt khuẩn có hại và tăng khả năng phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Trong lĩnh vực thủy sản, Sở NN và PTNT tăng cường quản lý thức ăn, hóa chất,
thuốc kháng sinh, chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; hướng
dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi, nhất là quy trình chuẩn bị ao
nuôi.
Để BVMT bền vững, không bị ảnh hưởng nặng do sự lạm dụng thuốc
hoá học trong sản xuất nông nghiệp, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp trong
tất cả các khâu của quy trình sản xuất. Đối với ngành trồng trọt, cần ứng dụng
rộng rãi công nghệ IPM (công nghệ phòng trừ dịch hại tổng hợp) trong phòng trừ
sâu bệnh hại cây trồng. Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc lưu hành và
sử dụng những loại thuốc BVTV không có trong danh mục cho phép. Sau khi phun
thuốc phải bảo đảm đúng thời gian cách ly mới được thu hoạch sản phẩm. Để giảm
bớt ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, các cấp, các
ngành cần phối hợp với các địa phương tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch
tổng thể cho cả vùng nuôi, đưa các trang trại ra khỏi các khu dân cư.