Thống Nhất - Xã Gia Tân 1 : Nội dung - Nông thôn mới Thống Nhất - Xã Gia Tân 1
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi: Nhiều lợi ích Cập nhật10-11-2020 08:34
Thời gian qua, qua thực tế cho thấy giải pháp sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã mang lại nhiều lợi ích cho hộ chăn nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường lại tiết kiệm chi phí trong quá trình tổ chức chăn nuôi.

Trang trại nuôi heo tại Thống Nhất sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo.

Trước kia, khi chưa có đệm lót sinh học, người chăn nuôi thường nuôi heo bằng chuồng truyền thống. Việc nuôi heo bằng chuồng truyền thống này, khiến cho con gặp nhiều khó khăn và vất vả. Do hằng ngày, bà con phải lâu dọn chuồng trại, xịt nước để giảm nóng, duy trì độ ẩm trong chuồng để heo có thể phát triển. Tuy nhiên, mô hình chuồng này hiện nay đã xuất hiện nhiều điểm bất hợp lí khi gây ra mùi hôi, thối do chất thải của heo, việc tưới cho heo gây tốn kém nước, điện (nếu sử dụng máy bơm)…và đặc biệt bà con phải tốn công sức và thời gian cho làm việc sinh chuồng trại cho heo.

Tại Đồng Nai, thủ phủ chăn nuôi của cả nước, hiện có tổng đàn heo trên 2,1 triệu con và tổng đàn gia cầm với trên 27 triệu con. Chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh tiếp tục được ngành Nông nghiệp khuyến cáo thực hiện.

Với 5 ô chuồng có tổng diện tích 1.500 mét vuông, anh Nguyễn Trọng Hiếu, chủ trại gà tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom đã luân phiên nhập nhiều lứa gà và duy trì tổng đàn khoảng 15.000 con, đồng thời tính toán sát sao để hàng tháng trại đều xuất bán 3.000 con gà. Với giá bán 50 ngàn đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí gồm cả thuê 2 lao động thường xuyên tại trại với mức lương 15 triệu đồng/tháng; tính ra anh thu lãi khoả​ng 300 triệu đồng/năm. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gà mùa mưa, công tác tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin như: phòng bệnh cúm gia cầm, thường xuyên sát trùng chuồng trại,  máng ăn máng uống được anh thực hiện nghiêm ngặt cùng các biện pháp khác.


Theo anh Hiếu, ngay từ khi nuôi gà cách đây 4 năm cho đến hiện nay, anh Hiếu luôn thực hiện đệm lót sinh học nhằm đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xử lý tốt môi trường, giảm chi phí trong chăn nuôi và sản phẩm thịt gà đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Bắt đầu 1 lứa gà mới, anh Hiếu sẽ thực hiện đệm lót sinh học. Tháng đầu tiên, anh thực hiện lớp trấu dày 7cm, kết hợp với phun xịt men mật mía trên nền chuồng. Liên tiếp cách nửa tháng, anh lại phủ thêm 1 lớp trấu dày 2cm phun xịt men, đều đặn như thế trong suốt 1 lứa gà 3,5 tháng. Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà thực tế đã mang lại nhiều lợi ích.

Cũng giống như anh Hiếu, trang trại nuôi heo của anh Lê Hồng Phúc, xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) đã ứng dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi heo. Với công nghệ này, mùi hôi từ chất thải của quá trình nuôi heo được giảm đi rất nhiều. Đặc biệt, đã cắt giảm được các chi phí như điện, nước trong quá tắm, xịt cho heo.

Từ thực tế hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi sẽ tiếp tục được các địa phương tăng cường tuyên truyền để nhiều hộ chăn nuôi áp dụng, vừa đảm bảo môi trường vừa mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất. 

Trong Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nâng cao năng lực kiểm soát soát dịch bệnh và xử lý chất thải trong chăn nuôi là 1 trong 4 đề án sẽ được ngành Chăn nuôi tập trung thực hiện trong thời gian tới.

T.C

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
Tiếng Việt | English
tim kiem