1.
Giới thiệu về hộ kinh doanh
Ông Huỳnh
Công Minh hiện là chủ hộ kinh doanh lò ép mía, buôn bán đường - mật tọa lạc tại
ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ngày 14 tháng 02 năm 2008, hộ
sản xuất của Ông chính thức đi vào hoạt động kinh doanh với giấy chứng nhận số
47D8002075 do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Cửu cấp, kể từ đó, đơn vị
ngày càng hoàn thiện các quy trình sản xuất. Với hơn 14 năm kinh
nghiệm sản xuất mía đường, hộ Hoàng Công Minh luôn hy vọng mang tới cho người
tiêu dùng sản phẩm đứng đầu về chất lượng gắn liền với an toàn sức khỏe.
Hiện nay với
việc sử dụng phương pháp thủ công trong việc tinh chế các loại sản phẩm từ quy
trình sản xuất mía. Nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại địa phương với diện
tích khoảng 40 ha cùng với nguồn cung ứng từ khu vực miền Tây, miền Trung, Ông đã,
đang và sẽ phát triển, mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất trong tương lai. Với đội ngũ nhân sự và công nhân lao động trên 10 người, được đào tạo lành
nghề đã mang lại hiệu quả sản xuất với sản lượng khoảng 40 tấn/tháng.
Trong quá trình hoạt động sản xuất,
đến nay các sản phẩm của Cơ sở sản xuất Hoàng Công Minh ngày càng mở rộng thị
trường, nhất là việc tiếp cận xuất khẩu mía đường sang các nước lớn như Đài
Loan, Nhật Bản...,chính sự hội nhập này đã và đang tạo động lực cho Hộ ông sự
phấn đấu học hỏi nhằm mang lại năng suất cao chất lượng tốt, cùng với hy vọng góp
một phần nhỏ trong ngành mía đường nói riêng và ngàng nông sản nước nhà nói
chung.
2. Quy trình sản xuất đường mía, trải qua các bước như sau:
Bước 1: Ép lấy nước tinh chất từ mía
Mía là loại cây thân
dài, cong, vỏ mía có một lớp sáp trơn khá dày chia thành từng đốt lớn giống như
tre. Khi mía chín, lá mía thường sẽ khô, phần gốc và phần ngọn có vị ngọt gần
như nhau.
Mía thu hoạch sẽ được
máy đốn sát gốc, loại bỏ đi lá khô, đổ vào băng tải san bằng và tiến hành chặt
nhỏ 2 lần.
Để nâng cao năng suất
và hiệu suất ép, một khúc mía thường chỉ dài khoảng 20 - 25cm, tiếp tục được
chuyển vào máy ép dập xé thành sợi nhỏ đường kính từ 1 - 2mm. Các sợi mía xé
nhỏ này sẽ di chuyển đến hệ máy ép qua băng chuyền chiết rút triệt để lượng đường
có trong mía.
Có 2 phương pháp lấy
nước mía gọi là ép khô và ép ướt. Trong đó phương pháp ép ướt có cho thêm nước
sạch thẩm thấu vào bã cho hiệu suất lấy đường cao hơn nhiều.
Hộ ông Hoàng Công Minh
hiện đang sử dụng hình thức ép......
Bước
2: Làm sạch và bốc hơi nước mía (nấu mía)
Nước mía sau khi
chiết ra khỏi cây mía có thể lẫn một số tạp chất không đường khác, độ pH thấp
nên sẽ có tính acid. Vì vậy, phải tiến hành quy trình làm sạch nước mía và tăng
độ pH.
Thường các đơn vị
sản xuất sẽ sử dụng phương pháp vôi dưới 3 dạng là vôi hóa lạnh, vôi hóa nóng
và vôi hóa phân đoạn. Hoặc phương pháp sunfit hóa sử dụng SO chia làm 2 dạng là
sunfit hóa acid và sunfit hóa kiềm nhẹ.
Sau khi đã làm sạch
được tạp chất trong nước mía và nâng độ pH, sẽ tiếp tục thực hiện bước bốc hơi
nước mía để chuẩn bị cho kết tinh đường.
Bước 3: Kết tinh
đường và sấy đường
Ở bước kết tinh
đường, người ta sẽ thực hiện tách chất rắn hòa tan trong dung dịch theo 1 trong
2 nguyên lý:
·
Giữ nguyên nhiệt độ, tăng nồng độ để kết
tinh, cô đặc đường gọi là kết tinh nóng nấu đường
·
Giữ nguyên nhiệt độ, giảm nồng độ để
kết tinh đường gọi là kết tinh lạnh nấu đường
Tiếp theo, dùng máy
ly tâm sinh lực ly tâm tách riêng mật và đường hạt, sấy đường hạt thu được nhằm
tách lớp nước mật còn bám trên bề mặt đường. Mục đích là để tạo độ sáng bóng
cho hạt đường và tăng thời gian bảo quản đường.
Sấy xong, đường sẽ
được làm nguội, rây đều và đóng gói thành phẩm.
Như vậy, quy trình
sản xuất mía sẽ cho ra 3 loại sản phẩm: Nước mía lên men, mật mía và đường mía.
3. Một
số hình ảnh về hoạt động sản xuất
Quá trình nấu nước ép mía
Làm nguội, đóng khuôn đường mía
Sản phẩm đường mía sau đóng khuôn
Sản phẩm đường mía đóng gói thành phẩm