Vĩnh cửu - Xã Vĩnh Tân : Tiềm năng KTXH Vĩnh Cửu - Vĩnh Tân
 

Chuyên mục

 

 

LIÊN KẾT

 
 

Website trong Tỉnh ‭[1]‬

 
 

Website trong Tỉnh ‭[2]‬

 
Lượt Truy Cập
 

Tiềm năng KTXH

 

1. Nguồn lao động      

Số người trong độ tuổi lao động: 11.207 người, chiếm 60,3% tổng dân số

Trong đó lao động đang làm việc 11.113 người

  • Tỷ lệ lao động nông nghiệp: 3.261 người, chiếm 29,1% tổng số lao động
  • Tỷ lệ lao động công nghiệp dịch vụ: 5.547 người, chiếm tỉ lệ 49,5% số lao động.
  • Tỷ lệ lao động thương mại, vận tải và dịch vụ khác: 2.399 người, chiếm 21,4% số lao động

2. Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên: 2.764,3049 ha - Tỷ lệ: 100%

  • Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 2.415,7671 ha - Tỷ lệ: 56.75%
  • Diện tích đất lâm nghiệp: 482,1006 ha - Tỷ lệ: 17.44%
  • Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản: 333,2794 ha - Tỷ lệ: 12.06%
  • Diện tích đất chuyên dùng: 180,0358 ha - Tỷ lệ: 6.50%
  • Diện tích đất ở: 121,2925 ha - Tỷ lệ: 4.39%

Thông tin về tài nguyên đất của xã:

Tên tài nguyên đất: xã Vĩnh Tân có 3 nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất phù sa: diện tích 346,67 ha, chiếm 12,7% diện tích tự nhiên, phân bố phía Nam xã (khu vực ấp 6) trên địa hình thấp, mức nước ngầm nông. Đất được hình thành trên trầm tích sông, thích hợp cho việc canh tác lúa 2 vụ.

- Nhóm đất đen bazan: diện tích 1.509,37 ha, chiếm 55,32% diện tích tự nhiên, được hình thành từ đá mẹ giàu kiềm, phân bố ở địa hình đồi bằng thấp, có biểu hiện của quá trình xói mòn và rửa trôi, đất tích tụ sét, thích hợp cho việc xây dựng công trình xây dựng và giao thông công trình công cộng.

- Nhóm đất xám: diện tích 801,88 ha, chiếm 29,40% diện tích tự nhiên, đất được hình thành trên phù sa cổ đá granit địa hình cao bằng thoát nước, đất xám trên phù xa cổ có kết von chịu nén tốt, nên thích hợp cho việc xây dựng công trình xây dựng và giao thông công trình công cộng.

Quỹ đất bazan và đất xám lớn thích hợp cho các loại cây ăn trái và hoa màu đem lại hiệu quả cao.

3. Tài nguyên rừng

- Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 482,1006 ha rừng sản xuất, chủ yếu là trồng tràm do hộ gia đình sử dụng khoảng 364,56 ha, diện tích rừng còn lại do công ty Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ quản lý khoảng 117,54 ha. Toàn bộ rừng là rừng trồng sản xuất làm nguyên liệu giấy, gỗ dân dụng và chất đốt, với các loai cây như tràm, keo..

4. Tài nguyên khoáng sản

Tên các loại khoáng sản của xã: Vật liệu san lấp là nguồn tài nguyên khoáng sản chính. Ngoài ra còn có nguồn đá phún đáp ứng được nhu cầu xây dựng của địa phương và một số khu vực lân cận.

5. Sản phẩm và ngành nghề truyền thống của xã

Sản phẩm của địa phương hiện nay chủ yếu là chăn nuôi và trồng các cây nông sản như: bắp, lúa, rau các loại, tiêu, điều, cà phê, cao su,… và các loại cây rừng như: tràm, keo,..

6. Thắng cảnh du lịch, di tích lịch sử

Tên thắng cảnh: khu du lịch sinh thái Cao Minh

Địa chỉ: Ấp 2 - Xã Vĩnh Tân - Huyện Vĩnh Cửu - Tỉnh Đồng Nai

Với tổng diện tích khoảng 20ha, được ca sĩ Cao Minh đầu tư xây dựng từ năm 2001. Điểm du lịch với các dịch vụ như nhà nghỉ, ăn uống, vui chơi giải trí dưới nước (đua thuyền, lướt ván, câu cá, cầu treo,…) khu vườn cây ăn trái. Các công trình được thiết kế hài hòa với thiên nhiên, tạo được sự thoải mái, thư giãn cho du khách.

7. Thông tin liên lạc

Hiện trạng về tình hình thông tin liên lạc của xã: Hiện tại xã có 01 bưu điện văn hoá đang hoạt động với diện tích 63 m2.

Điểm truy cập internet: Toàn xã có 12 điểm truy cập internet, tập trung chủ yếu ở khu vực ấp 1, ấp 2, ấp 3 và ấp 6, bình quân mỗi điểm có 10 máy và 01 điểm truy cập Công nghệ Thông tin - Khoa học tại UBND xã (có 04 máy).

Mật độ điện thoại (gồm cả điện thoại bàn và điện thoại di động): 88 máy/100 dân.

Nhìn chung, hệ thống bưu chính viễn thông của xã đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống tinh thần của người dân.

8. Giao thông

Đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua xã: xã có tỉnh lộ ĐT.767 là trục giao thông đã được nhựa hóa; với chiều dài qua địa bàn xã khoảng 6km.

Hiện trạng hệ thống đường giao thông trong xã: Đường trục xã, liên xã có 29 tuyến với tổng chiều dài 39,7 km; toàn bộ các tuyến là đường cấp phối sỏi đỏ có chiều rộng mặt từ 4-6m.