New Page 1
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Nằm ở phía Đông Nam
của trung tâm huyện Tân Phú và cách trung tâm huyện Tân Phú 08 km, nằm cách
thành phố Biên Hòa 100 km.
Diện tích đất tự nhiên1.599,17ha,
chiếm 2,06% diện tích đất toàn huyện.
- Phía Bắc giáp xã Phú
Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;
- Phía Nam giáp xã Phú
Lâm, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;
- Phía Tây giáp xã
Thanh Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;
- Phía Đông giáp xã Đa
Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Xã Phú Bình được chia
thành 06 ấp gồm: Phú Dũng, Phú Tân, Phú Thành, Phú Cường, Phú Hợp A, Phú Hợp B
Trụ sở Ủy ban nhân dân
xã Phú Bình
3. ĐỊA HÌNH
Xã có dạng địa hình:
Địa hình tự nhiện, khu vực Tây Bắc tương đối dốc, cao độ địa hình biến đổi trong
khoảng 155m - 175m và có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam gồm các dạng sau:
- Địa hình đồi thoải lượn sóng chiếm khoảng 0,6% diện tích tự
nhiên, phân bố ở phía Bắc và Tây Bắc ven đường Quốc lộ 20. Địa hình này cao.
- Địa hình trũng phân bố phía Nam và Đông Nam giáp sông La Ngà, bao
gồm bằng và thấp trũng.
-
Địa hình trung bình: được phân bố ở ấp Phú Hợp A, dạng địa hình này rất phù hợp
với cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày.
4. KHÍ HẬU
Xã nằm
trong vùng cận xích đạo, nền nhiệt cao đều quanh năm, lượng mưa tương đối lớn và
phân hóa sâu sắc theo mùa với những đặc trưng cơ bản như sau:
Nắng nhiều,
số giờ nắng trung bình khoảng 2.600-2.700 giờ/năm.
-
Nhiệt độ
trung bình trong năm là 25ºC, nhiệt độ tháng thấp nhất là 15,5ºC (tháng 1),
nhiệt độ tháng cao nhất là 33,4ºC (tháng 3), biên độ giữa
ngày và đêm khá cao từ 3-5ºC.
-
Lượng mưa
khá, tổng lượng mưa cả năm 2.096mm được phân chia theo mùa. Tháng cao nhất
(tháng 7) có lượng mưa khoảng 409mm, tháng thấp nhất (tháng 1) khoảng 22,6mm,
trong đó mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10 chiếm 90% lượng mưa cả năm,
mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
-
Độ ẩm trung
bình cả năm là 84%, trong đó cao nhất là tháng 07 khoảng (90%) và thấp nhất là
tháng 03 khoảng (75,2%).
-
Lượng bốc
hơi trung bình cả năm khoảng 977mm, trong đó mùa khô thường gấp 2-3 lần mùa mưa
tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về độ ẩm, nhất là trong những tháng cuối mùa
khô (cao nhất là tháng 03 với 147mm và thấp nhất là tháng 06 với 42mm).
-
Gió có 2
hướng chính là hướng Đông và Đông Nam tốc độ gió trung bình hàng năm từ
2,0-3,3m/s, lớn nhất là 12-25m/s.
-
Chế độ nhiệt
cao đều quanh năm thuận lợi cho việc phát triển, nhưng do chế độ mưa tập trung
đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
-
Mùa mưa
lượng mưa lớn tập trung chiếm 90% lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi ít nên thường
xảy ra ngập úng ở những nơi có địa hình thấp, đồng thời cũng làm xói mòn đất đai
ở những nơi có địa hình dốc.
-
Mùa
khô lượng mưa ít, lượng bốc hơi nhanh.
5. LỊCH SỬ VĂN HÓA
Thời gian thành lập:
Xã Phú Bình được chia tách ra từ xã Phú Bình cũ (Phú Sơn; Phú Trung và Phú
Bình hiện nay) theo Nghị định số 09 CP của Chính phủ ngày 31/8/1994; Đồng
chí Nguyễn Quốc Hận làm Bí thư chi bộ, Đồng chí Phạm Như Điều làm PBT- CTUBND
xã.
6. DÂN SỐ
Tổng số dân: 13.661
người.
Số hộ gia đình: 2.758
hộ.
Dân tộc: Về dân tộc
toàn xã có 13 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số với 10.672 khẩu chiếm
78,1% dân số toàn xã, dân tộc Hoa 281 hộ với 1.494 khẩu chiếm 10,9%, dân tộc Tày
149 hộ với 708 khẩu chiếm 5,2% và 10 dân tộc thiểu số khác chiếm 5.8% dân số;
Trong đó: K’Ho 106 hộ với 480 khẩu, dân tộc Châu mạ 33 hộ với 149 khẩu, dân tộc
Nùng có 113 khẩu, dân tộc Thổ 01 hộ với 07 khẩu, dân tộc Rắc lây có 01 khẩu, Khơ
me 01 hộ với 06 khẩu, Sán dìu 02 hộ 10 khẩu, Châu ro 01 hộ với 08 khẩu, Dân tộc
Thái có 01 khẩu, dân tộc Mường 01 hộ với 12 khẩu.
Tôn giáo: Xã Phú Bình
có 02 nhà thờ, 01 chùa Quan Âm, 01 miếu Quan Âm; 06 tôn giáo; trong đó: Công
giáo chiếm đa số với 8.570 khẩu chiếm 63,68% dân số, Chật giáo với 1.981 khẩu
chiếm 15%, Tin Lành với 151 khẩu chiếm 1,13% dân số, Hòa Hảo 02 khẩu, Cao Đài 31
khẩu, Bà la môn 01 khẩu và tín ngưỡng dân gian 2.700 khẩu chiếm 19,54%.