Tân Phú - Phú Bình : Hiện trạng KTXH Tân Phú - Phú Bình
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Hiện trạng KTXH

 
New Page 1


1. HIỆN TRẠNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Tình hình sản xuất kinh doanh của 1 số doanh nghiệp điển hình: Xã Phú Bình có 3 doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp Phương Phi; doanh nghiệp Thu Thanh; doanh nghiệp Đính Ánh; 3 doanh nghiệp trên kinh doanh các lĩnh vực khác nhau nhưng tất cả đều sản xuất ổn định và phát triển tốt, các doanh nghiệp làm ăn có uy tín và luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, ngoài ra các doanh nghiệp luôn hỗ trợ cho các tổ chức xã hội trong và ngoài xã trên địa bàn huyện.

 

2. HIỆN TRẠNG NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 2.016 ha đạt 100% kế hoạch năm và bằng 95% so với cùng kỳ. Trong đó: Lúa 1.796 ha, năng suất 55 tạ/ha, sản lượng đạt 9.878 tấn; bắp 160 ha, năng suất 75 tạ/ha, sản lượng đạt 1.200 tấn; rau các loại 30 ha, năng suất 100 tạ/ha, sản lượng đạt 300 tấn; đậu các loại 30 ha, năng suất 12 tạ/ha, sản lượng đạt 36 tấn.

Tổng diện tích cây lâu năm là 429 ha. Trong đó: Cây trồng chuyên canh, diện tích 196,3 ha (gồm có cây điều 46 ha, cây tiêu 21,8 ha, cây cà phê 92,9 ha, cao su 1,5 ha, cây ăn quả các loại là 34,1 ha), cây trồng đan xen nhiều loại cây (vườn tạp), diện tích: 232,7 ha.

Năng suất một số cây trồng chính như: Cây điều, năng suất 01 tấn/ha; cây tiêu, năng suất 12 tạ/ha; cây cà phê, năng suất 17 tạ/ha.

Công tác khuyến nông: Thâm canh tăng vụ từ đất trồng lúa qua trồng bắp, đậu và rau các loại được 30 ha bắp và 03 ha đậu.

Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm 30.500 con đạt 95,6% kế hoạch năm và bằng 96,7% so với cùng kỳ, trong đó: Bò 26 con, heo 6.850 con, dê 690 con, thỏ 834 con và gia cầm 22.100 con.

Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản là 18,7 ha; diện tích bào trũng kết hợp trồng 1 vụ lúa hoặc 1 vụ bắp và nuôi trồng thủy sản là 30.5 ha.

 

3. HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI - DU LỊCH

Cơ cấu lao động của xã, hiện trạng về dịch vụ và thương mại trong xã. Giá trị sản phẩm trong năm: Tạo điều kiện khuyến khích các ngành nghề như sửa chữa xe máy, chế biến nông sản, hàn tiện, làm sắt nhôm, cắt kiếng, làm mộc, may gia công… đầu tư phát triển vừa và nhỏ đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân trong xã, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh thiếu niên trong xã.

Khuyến khích và hỗ trợ phát triển ngành nghề thủ công như đan lát, làm chổi… Khuyến khích các lao động phổ thông chưa qua đào tạo tham gia làm việc tại các cơ sở thầu xây dựng nhà ở, trường học, trụ sở các cơ quan, cơ sở bóc tách hạt điều… để có việc làm tạo thêm nguồn thu nhập chính ngoài làm nông nghiệp.

 

4. GIÁO DỤC

Xã Phú Bình có 06 trường học nằm trong địa bàn xã gồm: Trường PTTH Thanh Bình; Trường THCS Phú Bình; Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng; Trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi, Trường Mầm non Phú Bình, Trường Mầm non Hoa Anh Đào.

Số giáo viên theo từng cấp lớp:

+ Trường PTTH Thanh Bình có tổng số 94 cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường, trong đó số giáo viên đứng lớp là 82 giáo viên.

+ Trường THCS Phú Bình có tổng số 56 cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường, trong đó số giáo viên đứng lớp là 42 giáo viên.

+ Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng có tổng số 38 cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường, trong đó: giáo viên chủ nhiệm khối 1 là 4 giáo viên, khối 2 là 4 giáo viên, khối 3 là 4 giáo viên, khối 4 là 4 giáo viên, khối 5 là 3 giáo viên.

+ Trường Tiểu học Mạc Đĩnh Chi có tổng số 41 cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường, trong đó: giáo viên chủ nhiệm khối 1 là 5 giáo viên, khối 2 là 5 giáo viên, khối 3 là 5 giáo viên, khối 4 là 4 giáo viên, khối 5 là 5 giáo viên.

+ Trường Mần non Phú Bình có tổng số 49 cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường, số giáo viên chủ nhiệm là 31 giáo viên. trong đó: số giáo viên khối Nhà trẻ 6 giáo viên, khối Mầm 6 giáo viên, khối Chồi 8 giáo viên, khối Lá 11 giáo viên.

Số học sinh theo từng cấp lớp:

+ Trường PTTH Thanh Bình có 3 khối: Trong đó Khối lớp 10 tổng số học sinh là 516 em; Khối 11 tổng số học sinh là 475 em; Khối 12 tổng số học sinh là 486 em.

+ Trường PTCS Phú Bình có 4 khối: Trong đó Khối 6 là 5 lớp tổng số học sinh là 194 em; Khối 7 là 5 lớp tổng số học sinh là 196 em; Khối 8 là 6 lớp tổng số học sinh là 220 em; Khối 9 là 6 lớp tổng số học sinh là 204 em.

+ Trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi có 5 khối: Trong đó Khối 1 là 5 lớp tổng số học sinh là 145 em; Khối 2 là 5 lớp tổng số học sinh là 140 em; Khối 3 là 5 lớp tổng số học sinh là 164 em; Khối 4 là 4 lớp tổng số học sinh là 130 em; Khối 5 là 5 lớp tổng số học sinh là 151 em.

+ Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng có 5 khối: Trong đó Khối 1 là 4 lớp tổng số học sinh là 82 em; Khối 2 là 4 lớp tổng số học sinh là 66 em; Khối 3 là 4 lớp tổng số học sinh là 66 em; Khối 4 là 4 lớp tổng số học sinh là 78 em; Khối 5 là 3 lớp tổng số học sinh là 65 em.

+ Trường Mầm non Phú Bình có 4 khối: Trong đó Khối nhà trẻ 1 lớp tổng số học sinh là 49 cháu; Khối Mầm 2 lớp tổng số học sinh là 75 cháu; Khối lá 6 lớp tổng số học sinh là 191 cháu; Khối Chồi 5 lớp tổng số học sinh là 155 cháu.

Thông tin về thư viện xã: Thư viên mở tủ sách với 150 đầu sách về khuyến nông, học nghề… phục vụ nhu cầu học tập, tham khảo của nhân dân.

Hiện trạng giáo dục của xã: Hoàn thành tốt chương trình năm học theo đúng quy định.

 

5. Y TẾ

Số lượng nhân viên y tế phục vụ tại trạm y tế của xã: Đến nay cơ cấu cán bộ công  chức gồm: 1 bác sĩ, 4 y sĩ, 1 nữ hộ sinh, 2 điều dưỡng và 1 Đông y.

Thông tin về trạm y tế của xã: Trạm y tế xã nằm trên trục giao thông chính và nằm trong khu trung tâm xã, có diện tích 673 m2, đã được đầu tư nâng cấp trạm y tế 4 phòng với 08 giường bệnh nhân, bổ sung các trang thiết bị, phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Cán bộ trạm đã được chuyên tu bác sỹ, 2 cán bộ đã được đào tạo xong chương trình dược tá, điều dưỡng.

Hiện trạng phục vụ y tế cho nhân dân: Hàng năm thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân; tổ chức trực cấp cứu 24/24 giờ đảm bảo không để xảy ra sai sót về chuyên môn; khám và điều trị bệnh tại trạm 12.515 lượt người (khám điều trị bệnh BHYT 7.430; khám khác 5.085); khám sức khoẻ học sinh 762 lượt. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế quốc gia: Tiêm chủng mở rộng: Số trẻ được tiêm đủ miễn dịch 220/220 đạt 100%; Tiêm chủng cho phụ nữ có thai 220/220 đạt 100%; tiêm chủng cho phụ nữ từ 15-35 tuổi 500 lượt người. Chương trình phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết và phòng chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện tốt; qua thực hiện có 02 người bị số rét thường, không có sốt rét ác tính, không có bệnh nhân bị sốt xuất huyết; có 02 em bị mắc bệnh chân-tay-miệng được chuyển về tuyến trên điều trị hiện đã khỏi bệnh và không có trường hợp nào bị tử vong do chân-tay-miệng gây ra. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng tiếp tục được thực hiện tốt, số trẻ em bị suy dinh dưỡng từ 0-5 tuổi 123/1.140 em chiếm tỷ lệ 10,78% (Suy dinh dưỡng 0-2 tuổi là 32 em và từ 2-5 tuổi 91 em).

 

6. VĂN HÓA

Thông tin về nhà văn hóa xã: Từ ngày 01/04/2011 Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng hoạt động theo Quyết định số: 67/2010/QĐ-UBND ngày 8/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về Ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao - Hoc tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 770/QĐ-UBND ngày 21/3/2011 về việc sát nhập Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Trung tâm Học tập cộng đồng xã Phú Bình thành Trung tâm Văn hóa Thể thao - Học tập cộng đồng xã Phú Bình

TTVHHTCD.jpg

Trung tâm VHTTHTCĐ xã Phú Bình

Ban giám đốc gồm có 3 người, Đ/c Phó chủ tịch UBND xã được UBND huyện Tân Phú bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm, 1 đ/c cán bộ VHXH xã, 1 phó chủ tịch hội khuyến học và 1 giáo viên Trường TH Đinh Tiên Hoàng bổ nhiệm làm Phó giám đốc; 01 cán bộ quản lý nhà văn hóa, hợp đồng 01 bảo vệ ban đêm.

Từ khi Trung tâm được củng cố lại Ban giám đốc Trung tâm tiến hành xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, xây dựng kế hoạch hoạt động năm và nội quy làm việc của cơ quan.

Tổ chức các hoạt động: Thực hiện tốt chỉ thị số 30/CT-CT.UBT ngày 20/11/2003 của UBND Tỉnh về việc xây dựng và phát triển TT. VHTT-HTCĐ tại các xã phường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo đó nội dung quan trọng là "Tất cả các chương trình dự án, chủ trương chính sách mới cần triển khai tới địa phương đều phải có kế hoạch đưa vào hoạt động ở TT VHTT - HTCĐ, đồng thời tổ chức triển khai những nội dung do địa phương yêu cầu nhằm đáp ứng nguyện vọng học tập, tìm hiểu của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần và vật chất của nhân dân". Công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng vừa học tập vừa rút kinh nghiệm, đối với cán bộ Đảng viên và nhân dân được phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của nhà nước; các chương trình, dự án của các ban ngành, đoàn thể được triển khai ở địa phương để biết và thực hiện trong cuộc sống góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Công tác khuyến học khuyến tài được quan tâm, nhiều mạnh thường quân đã đóng góp công sức, tài chính để khuyến khích phong trào học tập của con em trong địa bàn góp phần giảm tỉ lệ học sinh bỏ học; tăng học sinh khá giỏi.

Trung tâm HTCĐ đã tổ chức điều tra nhu cầu học tập của nhân dân trong xã cho năm sau bằng nhiều hình thức như: thông qua phiếu lấy thông tin, trao đổi trực tiếp, thông qua mạng lưới các tổ, ấp... qua đó xây dựng được kế hoạch hoạt động cho năm sau. Kết quả điều tra cho thấy khoảng 27% hộ dân có nhu cầu học tập chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng lúa, bắp và rau màu các loại; 23% có nhu cầu học tập chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng cây công nghiệp lâu năm như điều, cà phê, tiêu, sầu riêng, cây ăn quả khác; 31% có nhu cầu về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá ao; 19% có nhu cầu học nghề. Từ những nhu cầu trên TT. VHTT-HTCĐ đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho cả năm.

Tổ chức thông báo chiêu sinh học nghề trên hệ thống loa truyền thanh của xã, tới các khu dân cư các trưởng ấp, các ban ngành đoàn thể, trường học trong xã.

Phối hợp tổ chức các hoạt động, dạy nghề miễn phí và công tác hướng nghiệp sau học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của TT chính phủ ngày 27/11/2009 V/v Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Các lớp đã tốt nghiệp trong năm: 2 Lớp cây cảnh; 4 lớp thú y; 1 lớp Sơ cấp xây dựng và sửa chữa nhà; 1 lớp kĩ thuật nuôi dê sinh sản; 2 lớp trồng rau trong thùng xốp và rau mầm; 3 lớp Đan lát; 2 lớp May công nghiệp - dân dụng; 2 lớp Chăn nuôi; 2 lớp Trồng lúa giống mới.

Lớp may dân dụng: 90% học viên đều đã đi làm tại các công ty may trên địa bàn huyện.

Liên hệ với các công ty may tư vấn tuyển dụng lao động: Epic, Sơn Hà, Han Son Vina, Fasion Gamen… tư vấn cho học viên tại các buổi tổng kết lớp.

Liên hệ với các doanh nghiệp tư nhân về xây dựng để giới thiệu học viên sau khi học xong các lớp sơ cấp nghề xây dựng.

Phối hợp với trường Cao đẳng nghề số 8 - Bộ Quốc phòng chiêu sinh học viên hệ sơ cấp - Trung cấp - Cao đẳng học tại La Ngà - Định quán, lái xe 2, 4 bánh học tại trung tâm.

Phối hợp với VHTT xã tổ chức Đại hội TDTT lần thứ IV xã Phú Bình với 7 nội dung thi đấu.

Phối hợp với Hội Nông dân tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật nông nghiệp cho nông dân phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp với Hội Phụ nữ, ban DSGĐ - TE  tuyên truyền chính sách pháp luật liên quan tới phụ nữ trẻ em như nuôi con tốt dạy con ngoan, phương pháp tiết kiệm sử dụng quỹ Dariu; tư vấn phòng tránh lợi dụng xâm hại tình dục cho học sinh.

Phối hợp với Đoàn thanh niên triển khai nội dung an toàn giao thông cho thanh thiếu niên.

Thông tin về điểm bưu điện văn hóa xã: Trên địa bàn xã đã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông: Bưu điện xã Phú Bình.

Các hoạt động văn hóa trong xã: Cắt dán băng rôn: 102 lần. Trang trí khánh tiết Hội trường để phục vụ hội nghị: 96 lần. Treo cờ tổ quốc dọc QL 20 để phục vụ tết nguyên đán, chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2, ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5, ngày quốc khánh 2/9.

Tổ chức cho 12 VĐV tham gia giải bóng đá Mini, 05 VĐV tham gia giải bóng bàn, 06 VĐV tham gia giải cầu lông do huyện tổ chức mừng Đảng, Mừng xuân Giáp ngọ 2014.

Tổ chức cho 39 VĐV người đồng bào dân tộc thiểu số đi tham gia giải kéo co, đẩy gậy, bóng đá, việt dã, bắn nỏ, văn nghệ do ban Tôn Giáo phối hợp TTVH huyện tổ chức nhân ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Tân Phú lần thứ II năm 2014.(kết quả đạt 01 giải 4; 01 giải nhất việt dã; 01 giải 03; 01 giải nhì; 01 giải nhất môn đẩy gậy; 01 giải nhì môn kéo co; 01 giải nhì môn bóng đá; 01 giải vua phá lưới; 01 giải ba; 01 giải nhất môn bắn nỏ).

Phối hợp tổ chức cho chị em phụ nữ trên địa bàn xã giao lưu hát karaoke, thi các môn trò chơi dân gian (như cặp đôi hoàn hảo đưa bóng về rổ, trò chơi bịt mắt đập heo) nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các ngày lễ lớn trong năm, các kỷ niệm của dân tộc.

Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã được: 315 buổi = 942 giờ, Viết được 75 bản tin hoạt động của địa phương.

Phối hợp với đội chiếu phim lưu động Tỉnh tổ chức chiếu 19 đêm phục vụ miễn phí cho bà con nhân dân.

Xây dựng kế hoạch, triển khai công tác phong trào “TDĐKXDĐSVH”

Tổ chức thẩm định, chấm điểm ấp văn hóa, gia đình văn hóa.

 

7. BIỂU ĐỒ

Cung cấp biểu đồ về cơ cấu kinh tế và các biểu đồ liên quan.

bieudo1.jpg

 

Tiếng Việt | English
tim kiem