Tân Phú - Phú Bình : Tiềm năng KTXH Tân Phú - Phú Bình
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Tiềm năng KTXH

 
New Page 1


1. NGUỒN LAO ĐỘNG

Tổng số hộ trong xã: 2.758 hộ.

Số nhân khẩu: 13.661 người

Số người trong độ tuổi lao động: 7.259 người.

+ Tỷ lệ lao động tiểu thủ công nghiệp: 12,8 %

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp: 35,7%

+ Tỷ lệ lao động thương mại- dịch vụ: 51,5 %

           

2. ĐẤT ĐAI

Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.599,17 ha - Tỷ lệ: 100%

Diện tích đất nông nghiệp: 1.396,29 ha - Tỷ lệ: 87,3%

Diện tích đất chuyên dùng: 125,08 ha - Tỷ lệ: 7,8%

Diện tích đất ở: 77,8 ha - Tỷ lệ: 4,9%

Hiện trạng sử dụng đất: Đất đai tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp. Địa hình ít bị chia cắt khá thuận lợi cho việc phân bố dân cư và bố trí sản xuất. Điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho cây trồng hàng năm và cây lâu năm, đặc biệt là trồng lúa.

Thông tin về tài nguyên đất của xã:

Tên tài nguyên đất:

Đất phù sa (Fluvisols)

Diện tích 539,97 ha, chiếm 33,77% diện tích tự nhiên. Được hình thành trên trầm tích phù sa mới của sông La Ngà.

Nhìn chung diện tích đất phù sa có chất lượng cao phù hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, đặc biệt là trồng lúa. Ngoài ra, có thể lên líp trồng cây ăn trái như cam, quýt,…

Đất Gley chua (Gleysols)

Diện tích 361,08 ha, chiếm 22,58% diện tích tự nhiên, phân bố phía Nam của xã. Diện tích này tập trung địa hình bằng, thấp trũng, thường ngập nước lâu ngày, nên rất thích hợp cho việc trồng lúa nước 2 - 3 vụ trong năm.

Đất đen (Fluvisols)

Diện tích 654,91 ha, chiếm 40,95% diện tích tự nhiên. Nhóm đất đen được phân bố phía Bắc của xã và một phần ở ấp Phú Hợp A (dọc suối Đa Khol), có địa hình không bằng phẳng. Địa hình trũng thường ngập nước vào mùa mưa, nên thích hợp cho việc trồng lúa hoặc trồng màu; địa hình cao thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.

Đất xám (Acrisols)

Diện tích 17,82 ha, chiếm 1,11% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở địa hình cao, có độ dốc từ 8 - 200. Do chất đất kém nên sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, chỉ phù hợp với cây lâm nghiệp và các loại cây lâu năm như: nhãn, xoài, điều.

Nguồn nước mặt được cung cấp bởi sông La Ngà, hồ Đa Tôn, đập Năm Sao và các hồ có trên địa bàn. Lượng nước khá dồi dào đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, hệ thống kênh mương nội đồng đã được phát triển, có thể chủ động cung cấp nước và tiêu thoát nước cho khu vực. Nguồn nước ngầm phân bố đều trên địa bàn xã có chất lượng tốt, trữ lượng đảm bảo cho việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Theo tài liệu địa chất thủy văn của đoàn địa chất 707 thì nước ngầm trên địa bàn xã Phú Bình có thể khai thác ở độ sâu từ 10 - 30m dưới các hình thức khoan hoặc đào giếng, lưu lượng có thể đạt 40 - 50m3/h.


3. SẢN PHẨM VÀ NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA XÃ

Tên các sản phẩm: May Quần áo; đan lát giỏ mây, lục bình, làm chổi đót.

Hiện trạng sản xuất kinh doanh: Các cơ sở sản xuất đều duy trì hoạt động tốt, tạo công ăn việc làm cho một số lao động tại địa phương.

Tên các ngành nghề truyền thống: May, đan lát, làm chổi…

Hiện trạng sản xuất: Hoạt động tốt.

 

4. THÔNG TIN LIÊN LẠC

Hiện trạng về tình hình thông tin liên lạc của xã: Các ấp hiện nay đã có đường dây điện thoại phục vụ Internet đến các hộ dân ở các trục đường chính của xã.

Số máy: 2.758/tổng số hộ gia đình.

 

5. GIAO THÔNG

Đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua xã: Trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 20 chạy qua với chiều dài 1,5 nối liền Quốc lộ 1 với các tỉnh vùng Tây Nguyên; Đường 30-4 chiều dài 4,7km nối liền với tỉnh Bình Thuận nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài. Mặt khác có sông La Ngà chảy theo ranh giới phía Đông Nam của xã có thể phát triển giao thông đường thủy, đồng thời là điều kiện để hình thành dải đất phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Hiện trạng hệ thống đường giao thông trong xã: được nâng cấp cải tại tốt thuận tiện cho việc lưu thông.

Số km đường nhựa: chiều dài 8,1 km.

Số km đường bê tông: 8,5 km.   


Tiếng Việt | English
tim kiem