New Page 2
1. VỊ TRÍ
ĐỊA LÝ
Nằm ở phía
Tây của trung tâm huyện Định Quán và cách trung tâm huyện 25 km. Nằm cách thành
phố Biên Hòa 60 km. Diện tích đất tự nhiên 2.796,0469 ha.
+ Phía bắc
giáp xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai;
+ Phía Nam
giáp xã Gia Tân II, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai;
+ Phía Tây
giáp xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai;
+ Phía Đông
giáp xã Suối Nho và La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
2. ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH
Xã Phú Túc
được chia thành 10 ấp gồm: Ấp Tân Lập, Cầu Ván, Thái Hòa 2, Thái Hòa 1, Bình
Hòa, Cây Xăng, Suối Son, Suối Rút, Ấp Chợ, Tam Bung.
3. ĐỊA HÌNH
Xã có dạng
địa hình: xã có 2 dạng địa hình đồng bằng và đồi dốc
Độ dốc trung bình: 170,5m
Độ cao tương đối: 216m
Độ cao tuyệt
đối: 225m.
4. KHÍ HẬU
Xã nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: Mưa và Nắng
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 còn
lại là mùa nắng
Nhiệt độ trung bình: 28 - 30 độ C.
Lượng mưa
trung bình 2.500 - 2.800mm/năm, số ngày mưa vào khoảng 140 đến 150 ngày/năm.
Độ ẩm trung bình 80-82%
Nhiệt độ trung bình: 28 - 30 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: 37 độ C
Nhiệt độ thấp
nhất: 25 độ C.
5. LỊCH SỬ
VĂN HÓA
Thời gian
thành lập: Trước năm 1994 xã
Túc Trưng cùng chung với xã Phú Túc cũ, cho đến năm 1994 mới tách ra thành xã
Phú Túc riêng biệt.
Các chiến
công nhân dân xã lập: Với
tinh thần yêu nước, nhân dân trong xã cùng với cả nước đã tham gia chiến đấu anh
dũng, lập nhiều chiến công và đã được Nhà Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân năm 1995.
6. DÂN SỐ
Tổng số dân:
13,796 người
Số hộ gia
đình: 3.171 gia đình
Dân tộc: xã
có 9 dân tộc trong đó dân tộc thiểu số chiếm 25%: chiếm đa số là dân tộc Kinh
ngoài ra còn có các dân tộc khác như Chơro, Hoa, Mường, Tầy,Thổ, Thái, Ê đê , Ấn
Độ
Tôn giáo: có
3 tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành. Đồng bào có đạo chiếm
49,11%.