New Page 2
Tăng cường
công tác quản lý nhà nước, thường xuyên nắm chắc lực lượng sản xuất, quy mô sản
xuất, trình độ tay nghề, trang thiết bị máy móc để tác động giúp đỡ các cơ sở có
điều kiện đào tạo tay nghề tăng thêm trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, nâng
cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm.
* Tạo điều
kiện thuận lợi cho các công ty trên địa bàn phát triển để giải quyết việc làm
cho lao động tại địa phương, xây dựng các phương án đổi mới công nghệ, kỹ thuật
khả thi để tác động đầu tư nguồn vốn tín dụng, ngân hàng, dự án giải quyết việc
làm để giúp các hộ kinh doanh có điều kiện đầu tư phát triển. Ưu tiên các ngành
sản xuất của các doanh nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.
Cần có chính sách hợp lý, động viên khuyến khích các cơ sở thực hiện đổi mới
công nghệ.
1. NÔNG - LÂM
- NGƯ NGHIỆP
Hướng phát
triển nông nghiệp nông thôn toàn diện hợp lý có hiệu quả theo hướng sản xuất
hàng hóa với nền sản xuất nông nghiệp bền vững, tập trung đầu tư làm chuyển biến
mạnh hơn cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả cao trong 5 năm tới, nâng tỷ
trọng chăn nuôi lên từ 25% - 30% cơ cấu nông nghiệp. Cây công nghiệp có giá trị
kinh tế cao chiếm trên 90% diện tích canh tác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp từ 10 - 12%.
- Trồng
trọt:
Mặc dù mấy
năm gần đây giá Cà phê, Hồ tiêu, Điều có giảm nhưng hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn
các cây trồng khác, hiện nay giá có tăng lên và có tính ổn định hơn nên vận động
nhân dân duy trì diện tích hiện có, tăng cường đầu tư chăm sóc đảm bảo năng xuất
cao, mở rộng diện tích điều cao sản, đưa diện tích cây điều lên hơn 800ha, đầu
tư thủy lợi cho cánh đồng Cần Đu, Cầu Ván, Tân Lập, đảm bảo nước tưới cho 2 vụ
lúa 1 vụ màu, xây dựng mô hình cánh đồng trên 50 triệu. Cây hàng năm có xu hướng
thu hẹp dần, cần chuyển đổi cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh tế cao, kết hợp
với công ty chế biến nông sản Thuận Hương ở ấp Tam Bung trồng cây nguyên liệu
cho công ty như: khoai lang, khoai môn, chuối, mít tạo nguồn nguyên liệu ổn định
và tăng thu nhập cho nông dân.
- Giải
pháp:
+ Tăng cường
công tác khuyến nông để thường xuyên chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến đến
tận người nông dân, thay đổi giống mới có năng xuất cao gắn liền với việc ứng
dụng các biện pháp bảo vệ thực vật.
+ Có kế hoạch
phối hợp đầu tư xây dựng khai thác nguồn nước phục vụ đủ tưới tiêu cho cây trồng
cần thiết bằng các biện pháp như nâng cấp đập Cầu Ván, đập suối Cần Đu, khoan
giếng, xây dựng kênh mương nội đồng, điện phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Tổ chức
mạng lưới dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp theo quy hoạch của Huyện để cung ứng vật
tư kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi, kiểm tra giống khi nhập vào địa phương
trước khi gieo trồng để đảm bảo kinh tế cao, đẩy mạnh kinh tế cơ giới hóa, điện
khí hóa sản xuất nông nghiệp.
+ Tạo mọi
điều kiện để ngân hàng, quỹ tín dụng Tín Nghĩa, tăng cường đầu tư vốn trung và
dài hạn giúp nông dân có đủ điều kiện chuyển đổi, chăm sóc cây trồng đạt năng
suất cao.
+ Phát huy
vai trò tự chủ của kinh tế hộ, mở rộng hình thức kinh tế trang trại, huy động
vốn tự có, kết hợp với vốn vay để phát triển chiều sâu, đồng thời khẩn trương
hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, tạo điều
kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển nâng cao đời sống nhân dân.
- Chăn
nuôi:
Kêu gọi sự
đầu tư và sự hổ trợ của cấp trên xây dựng khu chăn nuôi tập trung tại ấp Suối
Rút để có điều kiện phát triển ngành chăn nuôi. vận động và phát triển chăn nuôi
hộ gia đình nhỏ lẻ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất lên hình thức trại hoặc trang
trại khép kín. Phát triển dịch vụ thú y, các biện pháp phòng chống dịch bệnh
trong chăn nuôi. Phấn đấu đưa đàn gia cầm phát triển
- Giải
pháp:
Ngoài việc
tăng cường công tác khuyến nông phổ biến khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tăng
cường công tác thú y, quan tâm đầu tư vốn thông qua tín dụng, ngân hàng để nhân
dân mở rộng quy mô tăng nhanh tốc độ phát triển. Mở rộng các ngành nghề phục vụ
chăn nuôi như sản xuất cung cấp con giống, chế biến thức ăn, khai thác nguồn
thức ăn sẵn có ở địa phương, người chăn nuôi tự pha chế theo công thức để giảm
giá thành trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các
mô hình ứng dụng tìm vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng. Áp dụng
các biện pháp, hạn chế ô nhiễm môi trường do chăn nuôi, nâng cao hiệu quả trong
sản xuất kinh doanh.
2. THƯƠNG MẠI
- DỊCH VỤ - DU LỊCH
Với mục đích
vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân, vừa giải quyết lao động
khuyến khích mở rộng mạng lưới thương nghiệp bằng nhiều hình thức hoạt động đa
dạng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với địa phương.