Long Khánh - Phường Xuân Thanh : Tổng quan KTXH Long Khánh - Phường Xuân Thanh
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Tổng quan KTXH

 
New Page 1

Vị trí địa lý

Nằm ở phía nam của Trung tâm thành phố Long Khánh.

Tổng diện tích 137.20ha

Diện tích đất tự nhiên 137.20ha, chiếm 0.72% diện tích đất toàn thành phố.

Phía bắc giáp giáp phường Bảo Vinh thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Phía nam xã Bàu Trâm thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Phía tây giáp Giáp phường Xuân Trung và phường Xuân An thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Phía đông giáp Giáp phường Bảo Vinh thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Đơn vị hành chính

Phường Xuân Thanh được chia thành 04 khu phố (gồm khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3 và khu phố 4)

Địa hình

Phường Xuân Thanh có dạng địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu là địa hình lượn sóng và thấp dần theo hướng Tây nam – Đông bắc.

Độ dốc trung bình không quá 150.

Độ cao tương đối 140m so với mặt nước biển.

Độ cao tuyệt đối 160m so với mặt nước biển.

Khí hậu

Phường Xuân Thanh nằm trong vùng khí hậu hậu ôn hòa với 02 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc tháng 11, và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 kết thúc tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình khoảng 2.150mm.

Độ ẩm: 85%-90%.

Nhiệt độ trung bình 250C-350C.

Lịch sử hình thành:

- Năm 1970, Chi bộ mật Tân Phú (nay là phường Xuân Thanh) được thành lập, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh cách mạng trong nội ô, phát triển đảng viên, xây dựng mạng lưới cơ sở, phong trào đấu tranh chính trị, binh địch vận… Đặc biệt Chi bộ mật nắm và cong cấp tình hình cho đội biệt động và trinh sát vũ trang thị xã tổ chứ những trận diệt ác, phá kềm, chống càn, chống địch bình định lấn chiếm. Trong các trận đánh, đảng viên mật, cơ sở mật, nhân dân Xuân Thanh luôn mưu trí, dung cảm tham gia làm nhiệm vụ dẫn đường, tiếp lương, tải đạn và chuyển thương, nuôi giấu cán bộ. Đã có những người con ưu tú của Xuân Thanh ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc, cho quê hương mãi mãi trường tồn.

- Xuân Thanh gắn liền với Bàu Trâm, là một trong những vùng ven có vị trí quan trọng đối với thị xã, tiến có thế đánh, lùi có thế giữ, là hành lang tiếp viện cho thị xã, vùng căn cứ kháng chiến liên lạc với huyện Định Quán, Chiến khu Đ và xã Bảo Chánh, Gia Ray của huyện Xuân Lộc. Bàu Trâm, Bàu Sầm là căn cứ của Thị ủy Long Khánh, cũng là nơi đứng chân của nhiều lực lượng cách mạng, không những của thị xã, tỉnh và có lúc là lực lượng bộ đội chủ lực chuẩn bị cho những trận đánh lớn.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Xuân Thanh đã anh dũng chiến đấu, giành những thắng lợi hết sức quan trọng ở các giai đoạn lịch sử, kiên cường đánh Mỹ, thực hiện 3 mũi giáp công, tiến công và nổi dậy giải phóng Xuân Thanh, góp phần giải phóng quê hương Xuân Lộc – Long Khánh, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc.

- Phát huy truyền thống đó ngày nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Xuân Thanh đang nỗ lực phấn đấu xây dựng phường ngày càng văn minh, giáu đẹp. Đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng nâng nên, cơ sở hạ tầng như diện, đường, trường, trạm cơ bản được đầu tư xây dựng, nhiều cơ sở thương mại, dịch vụ và mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ra đời sẽ nâng tầm Xuân Thanh lên một tầm cao mới.

Các chiến công nhân dân phường:

- Trận đánh bót gác đường Trương Minh Giảng và hậu cứ Trung đoàn 473, Sư đoàn 18 Mỹ (Năm 1964).

- Đánh đồn dân vệ, ấp Tân Phú tháng 11/1967.

- Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968 và hoạt động vũ trang từ năm 1970 đến chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi ngày 30/4/1975

Tài liệu: Lịch sử Đảng bộ phường Xuân Thanh (1975-2015)

Dân số

Tổng số dân: 10.348 nhân khẩu, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 7.970 người.

Số hộ gia đình: 2.418 hộ gia đình

Dân tộc

Phường Xuân Thanh có 08 dân tộc cùng chung sống, trong đó cộng đồng người Hoa và các tộc người Khơ me, Nùng, Tày, Chơro, Êđê và dân tộc Thổ có 163 hộ với 952 nhân khẩu.

Tôn giáo

Trên địa bàn phường có 04 tín ngưỡng đó là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài. Đồng bào theo đạo 1.108 hộ dân với 6.182 tín đồ, chiếm hơn ½ dân số phường, bao gồm, Thiên chúa giáo 509 hộ, 2.148 nhân khẩu; Phật giáo 583 hộ, 3.912 nhân khẩu; Cao đài 15 hộ, 115 nhân khẩu và Tin lành 01 hộ 07 nhân khẩu.​