Long Thành - Xã Long Đức : Hiện trạng KTXH Long Thành - Xã Long Đức
 

Chuyên mục

 

 

LIÊN KẾT

 
 

Website trong Tỉnh ‭[1]‬

 
 

Website trong Tỉnh ‭[2]‬

 
Lượt Truy Cập
 

Hiện trạng KTXH

 

1. Công nghiệp

Xã Long Đức nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời nằm gần các khu công nghiệp (KCN) lớn như: KCN Nhơn Trạch, KCN Long Thành, KCN Tam Phước... nên có nhiều thuận lợi trong việc giải quyết việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động ở địa phương, cũng như trong chiến lược phát triển lâu dài về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Bên cạnh đó, trên địa bàn xã có tuyến quốc lộ 51 Biên Hòa đi Bà Rịa - Vũng Tàu đi qua dài khoảng 3km, là tuyến đường huyết mạch nối liền với các xã khác trong huyện cũng như ngoài huyện.

được UBND tỉnh Đồng Nai Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bao gồm: Quy hoạch Khu Công Nghiệp Long Đức khu 15 có diện tích 282,80ha; khu Dân cư Lộc Khang tại khu 14 có diện tích 96,34ha; Trung tâm Thương mại và dân cư tại khu 12 có diện tích 77,60ha; Khu dân cư và tái định cư ở khu 13 có diện tích 53,04ha; Trường Trung học tư thục kỹ thuật Phương Nam tại khu 12 có diện tích 10ha; Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tại khu 12 có diện tích 2,58ha

Xã Long Đức có vị trí, vai trò quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, giao lưu thương mại và an ninh quốc phòng của huyện. Cùng với sự phát triển chung của huyện, xã cũng có những bước tiến mạnh mẽ trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển chung của tỉnh và của huyện Long Thành.

Kinh tế tiếp tục phát triển tốc độ cao, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2015 đạt 34 triệu đồng/người/năm. Trên địa bàn có 15 dự án đã có quy hoạch chi tiết được duyệt diện tích 707 ha). Khu công nghiệp Long Đức đã đi vào hoạt động từ năm 2013, thu hút trên 4000 lao động. Năm 2015 trên địa bàn xã có 7 doanh nghiệp đang hoạt động đa dạng ngành nghề. Thời gian tới trên địa bàn của xã sẽ hình thành thêm các cụm khu dân cư, cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, trường Đại học, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là hệ thống giao thông như: đường xe lửa và đường cao tốc Biên Hòa - Long Thành - Vũng Tàu.    

Hàng hóa rất đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Toàn xã có 254 điểm kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, 82 nhà cho thuê trọ, 08 nhà nghỉ; 31 công ty, 12 doanh nghiệp tư nhân.

Giá trị sản xuất của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thu được trên địa bàn chủ yếu từ Nông trường Cao su, Nhà máy chế biến mủ cao su. Ngoài ra, còn một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với qui mô nhỏ như công ty Tiến Hưng. Ngành sản xuất nông nghiệp phát triển khá nhanh, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt hơn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Xu thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đô thị hóa diễn ra khá mạnh, đặc biệt là khu vực giáp thị trấn Long Thành. Đến cuối năm 2014, xã Long Đức được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới và là một trong 4 xã dẫn đầu huyện Long Thành. Qua phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020, Long Đức tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của toàn huyện Long Thành. Người dân tham gia tích cực hiến đất, đóng góp kinh phí, công lao động để làm đường giao thông, kênh thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội. Đảng bộ, nhân dân Long Đức tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

2. Nông - lâm - ngư nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, xã Long Đức luôn đảm bảo diện tích gieo trồng qua các vụ Hè Thu, Đông xuân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây mì kém hiệu quả sang trồng cây cao su, tràm, keo lai chiết gần 30ha. Chuyển đổi vật nuôi từ heo, gà dần sang nuôi bò sinh sản. Có 01 HTX DV-TM và 02 tổ hợp tác, trồng rau 20 - 25 thành viên; chăn nuôi bồ câu 7 - 9 thành viên

Đến đầu năm 2020, trên địa bàn xã còn khoảng 900 con heo; 185 con bò, dê 100; đàn gia cầm hơn 6.000, bồ câu 3000 con, có 04 cơ sở nuôi chim yến khoảng trên 2000 con. Năm 2019, xuất hiện dịch tả tả heo Châu Phi, Đảng ủy cho xây dựng kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với dịch bệnh nhằm khống chế khả năng lây nhiễm qua các khu khác, đồng thời triển khai kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở giết mổ, kinh doanh, buôn bán động vật trên địa bàn xã. Tổng số hộ chăn nuôi có heo bị bệnh dịch tả heo châu phi đã tiêu hủy tại các khu 12, khu 14, khu 15: 16 hộ, tổng số con đã tiêu hủy: 1187con. Trọng lượng: 111.703 kg, kinh phí tổ chức tiêu hủy 324.350.000đ. UBND xã đã hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên hỗ trợ các hộ dân chăn nuôi có heo bị tiêu hủy với tổng số tiền 2.340.619.000đ. Còn lại 20 hộ chăn nuôi heo không bị dịch, tổng đàn heo trên địa bàn tại thời điểm kiểm tra 458 con.

Tình hình nông nghiệp ở địa phương còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: Đất bạc màu làm cho năng suất cây trồng chưa cao, hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, lực lượng lao động chính thiếu hụt, giá cả thị trường không ổn định… Từ đó, lao động nông nghiệp dần chuyển sang làm những công việc khác có thu nhập cao và ôn định hơn.

Nông nghiệp, trên địa bàn xã có diện tích đất nông nghiệp tập trung ở khu 12, khu 15. Khu 12 có 30ha đất lúa 1 vụ, khu 15 có trên 190ha đất trồng mỳ. Mấy năm qua, do sự biến động của thị trường và chạy theo nhu cầu thị hiếu nên chưa định hình được cây chủ đạo cho hiệu quả kinh tế cao. Đất lúa 1 vụ ở khu 12 phụ thuộc vào ngườn nước mưa, không chủ động được thủy lợi nên năng suất thấp, trồng lúa chỉ mang  tính  tự cung tự cấp. Một số bà con nông dân có điều kiện đã chủ động đầu tư chuyển đổi để lập vườn trái cây, một số không có điều kiện thì cầm cự hoặc bỏ hoang vụ lúa để chờ mùa khô trồng hoa màu, cho tới nay lúa chỉ còn trồng từ 5 - 7 ha. Nguyện vọng của nhân dân là đề nghị chuyển mục đích sử dụng để không còn phải mang hộ thuế là đất lúa nữa. Từ đất ruộng chuyển thành vườn và cộng thêm một số diện tích đất vườn cũ hiện bà con đã chuyển đổi được khoảng 75ha để trồng cây ăn trái, một số hộ có thu nhập khá nhờ vườn, nhất là vào dịp Tết, có hộ thu 15 - 20 triệu, song sang năm 2000 (vụ trái cây bà con thất thu vì giá cả thấp, có loại giá chỉ bằng 10% của các năm trước. Vì vậy, việc chuyển đổi có cơ cấu cây trồng cũng có quy luật và chu kỳ nhất định: Sau một thời gian được giá thì quay lại giai đoạn bị phá giá (trồng điều, phá điều rồi bây giờ tiếp tục trồng điều). Đây cũng là tình trạng chung của nền sản xuất nông nghiệp nước ta mà chưa có giải pháp hữu hiệu để ổn định lâu dài. Vì vậy cho tới thời điểm này thu nhập và đời sống của người nông dân vẫn còn thấp.

Trong đó, Khu 12 tập trung phát triển trồng rau màu, khu 15 phát triển cây mì và cây cao su tiểu điền. Sản lượng mì đạt từ 20 - 25 tấn/ha. Diện tích cây lâu năm có 2.414 ha gồm: cây cao su 2.368ha, điều 39ha và cây ăn quả 7 ha. Trong những năm gần đây, diện tích một số cây ăn quả giảm do sử dụng giống cũ, độ phì của đất thấp, giá cả không ổn định, bà con đã thanh lý chuyển sang cây trồng khác.

Chăn nuôi của địa phương trong giai đoạn này từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển theo mô hình chăn nuôi công nghiệp và tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt. Đàn gia súc, gia cầm phát triển dưới dạng trang trại bao gồm: đàn gia cầm 25.000 con, đàn heo 720 con, trâu bò 209 con. Chăn nuôi nhỏ lẻ (hộ gia đình) giảm.

Với đặc điểm của xã, cây công nghiệp Cao su chiếm ¾ diện tích tự nhiên 2.357 ha, phần diện tích còn lại 686 ha tập trung chủ yếu ở khu 12 và khu 15. Tuy nhiên, dưới tác động của đô thị hóa, diện tích cây hàng năm giảm do chuyển sang đất thổ cư, trong cây lâu năm bên cạnh cây cao su, cây điều và cây ăn quả có thế đứng ổn định, tuy nhiên do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, sâu bệnh nên năng suất, chất lượng bị giảm sút trong vài năm trở lại đây, một số diện tích phải thanh lý chuyển đổi bằng các giống cây mới thích nghi với điều kiện tự nhiên của xã.

3. Dịch vụ - thương mại - du lịch

Kinh doanh thương mại – dịch vụ chủ yếu là các hộ cá thể hoạt động khá tốt, đảm bảo lưu thông hàng hóa đến các điểm dân cư. Tuy nhiên, với hình thức quán xá nhỏ lẻ, hiện tại quy mô phát triển ngành thương mại dịch vụ vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của xã, những tiền đề tạo cho ngành phát triển như chợ của xã, hợp tác xã, cửa hàng mua bán, cơ sở dịch vụ… vẫn chưa có hoặc có nhưng chưa đúng quy mô để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển ngày càng tăng đã thúc đẩy và thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, tổng số cơ sở kinh doanh Thương mại và Dịch vụ trên địa bàn hiện có 239 hộ kinh doanh cá thể đa dạng, các ngành hàng, mặt hàng.

4. Giáo dục

Trên địa bàn xã Long Đức hiện có 3 trường học: Trường Mầm non Long Đức, Trường Tiểu học Long Đức (Trường Tiểu học Long Đức đạt chuẩn quốc gia năm 2013), Trường Trung học cơ sở Long Đức và 01 Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng.

Hiện nay đang xây dựng trường Mầm non Long Đức với tổng kinh phí xây dựng là 23 tỷ đồng. Ngoài ra còn xây mới thêm 02 phân hiệu Nhà trẻ tại khu 15 và khu 12. Năm 2013-2014 trường Mầm Non Long Đức được Huyện công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

5. Y tế

Xã Long Đức hiện có 2 trạm y tế, 1 của xã và 1 thuộc Nông trường cao su Long Thành. Cả 2 trạm y tế được đầu tư trang thiết bị khá đầy đủ. Những năm qua, trạm y tế xã đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, công tác phòng chống các dịch bệnh được triển khai kịp thời và hiệu quả. Trạm y tế xã Long Đức có diện tích 1.500m2 và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2008, được xây dựng mới với kinh phí xây dựng 14,1 tỷ đồng.

Đội ngũ cán bộ y tế hiện có 1 bác sĩ, 2 y sĩ đa khoa, 1 y học dự phòng, 1 nữ hộ sinh trung cấp, 1 dược sĩ trung cấp, 1 y học cổ truyền, 1 dân số, 4 cộng tác viên y tế ở 4 khu, 13 cộng tác viên y tế, 4 cộng tác viên dinh dưỡng, 10 cộng tác viên phục hồi chức năng, 1 cộng tác viên vệ sinh thực phẩm, 1 cộng tác viên phục hồi chức năng cho trẻ em. Các chương trình y tế quốc gia, công tác khám và điều trị bệnh được thực hiện tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

6. Văn hóa

Hệ thống thiết chế văn hóa thông tin trên địa bàn có 01 Trung tâm văn hóa, 04 Nhà Văn hóa khu 12, 13, 14, 15 và 01 điểm Bưu điện Văn hóa.

Phong trào Văn hóa Văn nghệ - Thể dục thể thao được đẩy mạnh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được tổ chức triển khai sâu rộng hàng năm tỷ lệ đăng ký, gia đình văn hóa đều đạt 100%, tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa bình quân hàng năm đạt trên 98%.

Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, các điểm vui chơi ngày càng phong phú và đa dạng. Phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại được phát động, triển khai rộng rãi và được đông đảo nhân dân hưởng ứng tích cực. Địa phương đã chủ động trong xây dựng và phát triển các loại hình văn hóa, mở rộng giao lưu với các xã bạn, các đơn vị kết nghĩa. Xã có 02 đội văn nghệ quần chúng, có 02 đội bóng đá nam, nữ, thường tổ chức thi đấu trong các dịp lễ tết, thi đấu giải cấp huyện, 01 câu lạc bộ dưỡng sinh, 02 câu lạc bộ voc thuật karatedo, 01 câu lạc bộ thể dục nhịp điệu.

Đồng thời các khu trong xã tiếp tục xây dựng quy ước, hương ước trên cả 04 khu. Nhìn chung cơ bản địa phương đã đáp ứng được yêu cầu phát triển mới trong lĩnh vực đời sống văn hóa địa phương.​