Đối tượng tham dự lớp học là đội ngũ CTV sốt xuất huyết
thuộc các ấp trên địa bàn xã.
Nội
dung tập huấn gồm 02 phần lý thuyết và thực hành.
-
Phần lý thuyết: Các nội dung chuyên môn chủ yếu gồm: Tổ chức và các hoạt động
trong mạng lưới phòng chống SXH tại địa phương; Kiến thức về bệnh SXH; Muỗi
truyền bệnh về SXH; Phòng chống véc tơ SXH và các biện pháp quản lý môi trường;
Vai trò và nhiệm vụ của CTV trong hoạt động phòng chống SXH; Truyền thông phòng
chống SXH tại cộng đồng.
-
Phần thực hành: Hướng dẫn định loại muỗi, lăng quăng, tính các chỉ số mật độ
muỗi trưởng thành(DI) và Lăng quăng (BI) trong điều tra.
Trong quá trình tổ chức lớp học, Ban tổ chức đã nhận được sự nhất trí ủng hộ
của TTYT Huyện Nhơn Trạch đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc bố trí địa
điểm lớp học, gửi giấy mời triệu tập học viên và cùng tham gia vào thành phần
ban tổ chức lớp tập huấn, đảm bảo số học viên tham dự đầy đủ, đúng thành phần
và đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, do trình độ các CTV không đồng đều nên
đòi hỏi các giảng viên phải dành khá nhiều thời gian cho việc truyền tải bài
giảng một cách rõ ràng, cụ thể.
Qua
01ngày tập huấn, dưới sự hướng dẫn tận tình, các học viên đã hiểu được quy
trình sinh sản của muỗi SXH, biết được cách phân biệt, định loại muỗi, bọ gậy
Aedes aegypti và Aedes.albopictus, phương pháp phòng chống SXH tại cộng đồng và
nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của CTV trong hoạt động Dự án phòng chống SXH.
Kết
thúc lớp học, Ban tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến góp ý, đề nghị của đơn vị
đăng cai cũng như học viên. Hầu hết các ý kiến cho rằng các lớp tập huấn này
cần được tổ chức hàng năm để CTV có điều kiện được tiếp cận, thực tập nghiệm
truyền thông, từ đó, làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong hoạt động phòng
chống SXH.