Về đất đai đối với sản xuất
nông, lâm nghiệp:
Theo kết quả xây dựng bản đồ đơn
vị đất đai và đánh giá khả năng thích nghi đối với từng loại hình sử dụng đất
cho thấy mỗi đơn vị đất đai đều có khả năng thích nghi nhất định đối với từng
loại hình sử dụng đất. Tuy nhiên việc sử dụng đất cho các mục đích không chỉ
phù hợp với tiềm năng đất đai mà còn phù hợp rất nhiều vào các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với đô thị mới Nhơn Trạch. Phần lớn diện tịch
đất đang sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp do quá trình xây dựng và phát triển
đô thị. Tuy vậy, đối với mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã hầu hết
đang được sử dụng phù hợp với khả năng thích nghi đất đai và quan điểm phát triển
chung, đồng thời cũng là diện tích đất dự trữ cho quá trình xây dựng và phát
triển đô thị trong tương lai.
- Tiềm năng phát triển cây lúa
nước: Diện tích có thể phát triển cây lúa vào khoảng 130 ha, phần lớn là các loại
đất thích nghi với việc trồng lúa.
- Tiềm năng phát triển cây hoa
màu: tiềm năng phát triển cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn
khoảng 40 ha, trong đó có 10 ha diện tích hoa màu.
- Tiềm năng phát triển cây lâu năm:
hiện có diện tích khoảng 130 ha.
Như vậy, diện tích có khả năng
khả năng sử dụng cho mục đích nông nghiệp (gồm sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp)
trên địa bàn xã còn lại không nhiều (chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên của
xã) tuy nhiên có thể phát triển nhiều loại cây trồng nông nghiệp. Việc sử dụng
đất nông nghiệp hiện nay là chưa phát huy hết tiềm năng sử dụng đất, nhưng hoàn
toàn phù hợp với mục tiêu phát triển chung của huyện và định hướng phát triển
ngành nông nghiệp.
Về đất đai đối với phát triển
công nghiệp, xây dựng khu dân cư
Xã Hiệp Phước là địa bàn đang
phát triển và xây dựng, có mật độ dân cư và mật độ xây dựng còn tương đối thưa
so với các thành phố lớn trong khu vực như tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh – TP. Vùng Tàu – TP. Biên Hòa. Điều kiện địa mạo là vùng đồng bằng có
không gian thuận lợi để phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tập trung và
khu đô thị lớn. Trong đó:
* Ngành công nghiệp:
Để ngành công nghiệp phát triển
thì cần thiết phải hội tụ nhiều yếu tố, gồm:
- Có vị trí gần nguồn nguyên liệu
và tiêu thụ sản phẩm.
- Có điều kiện thuận lợi để xây
dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông, điện và cấp thoát nước.
- Có khả năng cung cấp nguồn lao
động.
- Có điều kiện địa hình thuận lợi,
địa chất vững chắc.
- Có điều kiện xử lý chất thải để
hạn chế tối đa ô nhiêm môi trường.
- Có chính sách thông thoáng thuận
lợi cho phát triển.
Địa bàn xã Hiệp Phước đã thỏa
mãn hầu hết các chỉ tiêu trên. Hiện nay trên địa bàn xã có 03 khu công nghiệp tập
trung với tổng diện tích 1.063ha trong tổng số diện tích hơn 27.000 ha đất khu
công nghiệp tập trung của huyện. Tuy nhiên, do xu thế phát triển chung khi mới
phát triển khu công nghiệp, những chính sách vĩ mô để thu hút đầu tư trên địa
bàn khá thông thoáng trong khi chưa có những yêu cầu khắt khe về môi trường nên
nhiều ngành nghề ảnh hường đến môi trường như: dệt nhuộm, công nghiệp giấy....các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu tiềm lực để sản xuất trong khu công nghiệp nên
phát triển xen lẫn với các khu dân cư gây khó khăn trong việc quản lý, ảnh hưởng
đến đời sống dân cư và các khu vực lân cận. Vì vậy để tận dụng lợi thế về công
nghiệp trong điều kiện quỹ đất có hạn thì việc bố trí các ngành nghề hợp lý,
không khuyến khích các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường, có chính sách để các
doanh nghiệp vừa và nhỏ được hoạt động sản xuất trong các khu dân cư tránh phải
di dời giải tỏa khi xã hội ngày càng phát triển.
* Các khu dân cư:
Các khu dân cư hiện nay trên địa
bàn đã được hình thành từ lâu nên việc phát triển hầu như tự phát với mật độ
xây dựng thấp, kiến trúc cảnh quan mang đậm nét thôn quê. Trong quá trình phát
triển để xây dựng các khu công nghiệp, khu chức năng công trình công cộng và
các cơ sở hạ tầng khác sẽ có nhiều hộ bị giải tỏa cần phải tái định cư. Tuy
nhiên do mật độ dân cư của các khu dân cư hiện hữu thấp nên khả năng giải quyết
chỗ ở cho số hộ phát sinh là rất lớn, làm giảm áp lực trong việc sắp xếp quỹ đất.
Đến nay, trên địa bàn xã đã quy hoạch Khu dân cư Ngã tư Hiệp Phước tỷ
lệ 1/2.000 quy mô 183,2 ha. Trong đó đã triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 gồm
các dự án sau:
- Khu tái định cư Hiệp Phước 1 với
diện tích 1,87 ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ-CT.UBT
ngày 05/4/2002.
- Khu tái định cư Hiệp Phước 2 với
diện tích 1,97 ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 979/QĐ-CT.UBT
ngày 05/5/2002.
- Khu tái định cư Hiệp Phước 3 với
diện tích 13,19 ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1286/QĐ-UBND
ngày 08/5/2009.
- Khu tái định cư Cán bộ công
nhân viên KCN Nhơn Trạch I và khu chung cư Hiệp Phước, với diện tích 4,8675 ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Khu dân cư xã Hiệp Phước, diện
tích 21,55297ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5925/QĐ-CT.UBND
ngày 22/11/2004.
- Khu chợ và dân cư xã Hiệp Phước,
diện tích 18,3250 ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Khu dân cư xã Hiệp Phước, diện
tích 8,84 ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt
tại Quyết định số 3701/QĐ-UBND ngày 29/10/2007.
Về nguồn nhân lực
Xã Hiệp Phước hiện có 5.959 hộ,
36.105 nhân khẩu, trong đó nam giới chiếm 51,52%, nữ giới chiếm 48,48%, độ tuổi
dưới 18 chiếm 26,95%, từ 18-60 tuổi chiếm 66,22%, lớn hơn 60 tuổi chiếm 6,83% tổng
dân số.
Lao động trong độ tuổi là 22.806
người, chiếm 69,4% tổng dân số của xã. Trong đó: lao động nông – lâm nghiệp và
thủy sản là 1.876 người ( chiếm 7,5%), lao động công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp 14.010 người ( chiếm 56%), thương mại, dịch vụ là 8.806 người (chiếm
35,2%), lao động dư thừa khác là 326 người (chiếm 1,2%).
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động
khu vực nông thôn đạt trên 88%, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo >50%
Đội ngũ cán bộ công chức xã đã
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn quản lý và lãnh đạo, nhiều cán
bộ xã đã và đang theo học các lớp chuyên môn và chính trị, đến nay cán bộ công
chức xã đạt chuẩn theo quy định.
Về nguồn lực kinh tế
Để đạt mục tiêu nâng cao thu nhập
cho người dân trong xã từ 23 triệu đồng năm 2010 lên trên 45 triệu đồng năm
2015 và 58 triệu đồng năm 2020, phương hướng phát triển kinh tế của xã như sau:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế địa phương (theo giá cố định) ở mức 19-20%/năm và dịch vụ tăng từ
23-24%/năm.
- Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch
mạnh theo hướng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng, đến năm
2015 tỷ lệ các ngành là: Nông nghiệp 4,5% - Công nghiệp – xây dựng 58% - Dịch vụ
37,5% và năm 2020 Nông nghiệp 04% - Công nghiệp – xây dựng 58% - Dịch vụ 38%.
- Giá trị sản xuất bình quân 01
lao động (theo giá hiện hành) dự kiến tăng từ 110,53 triệu đồng năm 2010 lên
232,58 triệu đồng năm 2015 (tăng bình quân 16,04%) và 254,63 triệu đồng 2020
(tăng bình quân 18,16%).