New Page 2
1. CÔNG
NGHIỆP
Chú trọng việc giới thiệu
đào tạo và sử dụng nguồn lao động nhằm mục đích nâng cao chất lượng lao động và
ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu chung; phát triển các ngành nghề truyền
thống, ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường, ngành công nghiệp sạch, các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để tạo công ăn việc làm cho lực lượng
lao động tại chỗ ở nông thôn.
2. NÔNG - LÂM
- NGƯ NGHIỆP
- Về trồng trọt tiếp tục
phát triển theo hướng tăng năng suất cây trồng, phát triển cây trồng chủ lực, sử
dụng giống mới, công nghệ sinh học đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý
mang lại giá trị kinh tế cao. Phát triển sản xuất nông nghiệp
-
nông thôn một cách
toàn diện, hợp lý, có hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường
tiêu thụ,
đảm bảo cho
nền nông nghiệp phát triển bền vững. Bên cạnh đó, duy trì và phát triển diện
tích cây ăn quả; xây dựng vùng chuyên canh vùng rau, hoa, cây cảnh ở ấp Ngô
Quyền,
cánh đồng lớn ấp Ngô Quyền và ấp Nguyễn Thái Học,
ứng dụng
các tiến bộ khoa
học kỹ thuật để sản xuất
sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn về an toàn thực phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế
cao.
- Về chăn nuôi từng bước
đưa chăn nuôi vào ngành sản xuất chính bằng việc
vận động các thành phần kinh tế, hộ gia đình
đầu tư xây dựng
trang trại vừa và nhỏ trong
vùng chăn nuôi tập trung và đẩy mạnh quy mô đàn gia súc, gia cầm theo hướng
trang trại nhỏ và vừa. Thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa
giống mới có năng suất cao vào sản xuất, khuyến khích, tăng dần số hộ chăn nuôi
có quy mô lớn và gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục phối hợp các ngành chức
năng hoàn chỉnh dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn vệ
sinh thực phẩm (Dự án LIFSAP).
- Xây dựng, mở rộng và
quản lý mạng lưới các đại lý vật tư, phân bón đáp ứng đủ số lượng, chất lượng
phục
vụ nhu cầu sản xuất
của nhân dân. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán
bộ từ xã
đến
ấp
để thuận lợi trong công tác phối hợp với các đơn vị tuyên truyền, hướng dẫn và
chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
chăn nuôi.
- Tiếp tục đưa các loại
giống cây trồng
- vật nuôi mới vào
sản xuất; hình thành vùng sản xuất nông sản gắn với cơ sở chế biến; nâng tỷ
trọng nông sản qua sơ chế và chế biến, thu hút nhiều lao động.
- Tập trung thực hiện các
chương trình mục tiêu
Quốc gia về
xây dựng Nông thôn mới nâng cao
để phát triển nông nghiệp
- nông
thôn như: Chương
trình nước
sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình cơ khí hoá
nông
nghiệp nông thôn; chương trình đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học trong nông
nghiệp; chương trình khuyến nông; chương trình phát triển kinh tế hợp tác xã
-
kinh tế trang trại
...
- Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng
trọt; phát triển mạnh công nghiệp chế biến. Phấn đấu tăng số hộ, cơ sở chăn nuôi
gia súc gia cầm trên địa bàn sử dụng giống tốt có sử dụng các tiến bộ kỹ thuật.
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm.
-
Phát triển mô hình
câu lạc bộ năng suất cao; phát triển kinh tế hợp tác
xây dựng các
mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững.
- Thực hiện tốt vai trò
quản lý Nhà nước
trong lĩnh
vực nông nghiệp
như: Thú y, Thuốc BVTV, chất lượng sản phẩm, giống vật nuôi, cây trồng....
3. THƯƠNG MẠI
- DỊCH VỤ - DU LỊCH
- Phát triển thương mại
- dịch vụ là động
lực tăng trưởng kinh tế xã,
tiếp tục tạo điều
kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng
-
nâng cấp
và khuyến khích
phát triển nhiều loại
hình
dịch vụ thương mại thích
hợp tại địa phương.
- Tăng cường quản lý về
mặt nhà nước đối với những loại hình thương mại, theo đúng chức năng nhiệm vụ đã
được quy định. Thực hiện qui trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh nhanh gọn và đơn giản được thực hiện theo hình thức một cửa; tiếp tục phối
hợp chặt chẽ
với các ngành chức năng của
tỉnh,
huyện trong việc khảo sát và đề xuất xem xét cấp giấy chứng nhận kinh doanh có
điều kiện, đăng ký kinh doanh; phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn trong
việc kiểm tra việc chấp hành đăng ký kinh doanh và quản lý sau đăng ký như nghĩa
vụ thuế, chế độ báo cáo thống kê, kiểm tra kiểm soát thị trường.
- Tập trung phát triển thị
trường
bán buôn và bán lẻ
nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân. Chú trọng phát triển các
loại hình thương mại và dịch vụ.
- Phát triển chợ gắn các
điểm dịch vụ cung ứng vật tư sản xuất, thu mua nông sản, thực phẩm…, tiếp tục
nâng cấp và xây dựng mới những chợ hiện hữu nằm trong kế hoạch
như: Nâng cấp nhà lồng chợ Dầu Giây, xây dựng mới chợ chiều ấp Phan Bội Châu.
-
Thường xuyên
cập nhật công tác
thông tin về thị trường, giá cả, hướng dẫn sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu
thị trường.
- Phát huy thế mạnh của
địa phương nằm dọc theo Quốc lộ 1A và Quốc lộ 20, Tỉnh lộ 769 cùng với quá trình
đô thị hoá một số nơi và việc phát triển khu công nghiệp Dầu Giây cần phải mở ra
các loại hình hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu nhà ở công nhân, giao thông đi
lại trong khu vực.