Long Khánh - Xã Bảo Quang : Tổng quan KTXH Long Khánh - Xã Bảo Quang 
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Tổng quan KTXH

 
New Page 2

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Xã Bảo Quang nằm cách trung tâm thị xã Long Khánh 06 km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Biên Hòa 60 km về hướng Bắc. Diện tích đất tự nhiên 3.497,5 ha.

- Phía Bắc giáp xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc;

- Phía Nam giáp xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh;

- Phía Đông giáp xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc;

- Phía Tây giáp xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh.

TRU SO UBND XA.jpg
 

2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Xã Bảo Quang được chia thành 5 ấp: Bàu Cối, Thọ An, Ruộng Tre, Lác Chiếu và 18 Gia Đình.

 

3. ĐỊA HÌNH

Xã Bảo Quang có địa hình tương đối bằng phẳng, ít đồi dốc, phổ biến từ 0 - 3o, một vài nơi có độ dốc từ 4 - 8o, nằm trên vùng có độ cao khoảng 130m.

 

4. THỜI TIẾT - KHÍ HẬU

Xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa; mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.

Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 2.150mm. Độ ẩm trung bình từ 85-90%. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 25 - 26oC, cao nhất từ 34-35oC, thấp nhất từ 19-20oC.

 

5. LỊCH SỬ VĂN HÓA

Trước năm 1975, vùng đất Bảo Quang thuộc địa phận ấp Bảo Vinh, xã Xuân Bình, huyện Xuân Lộc; sau đó thuộc xã Xuân Vinh, huyện Long Khánh. Xã Bảo Quang được thành lập theo Nghị định số 109/1994/NĐ-CP ngày 29/08/1994 của Chính phủ trên cơ sở chia tách xã Xuân Vinh huyện Long Khánh thành 2 xã Bảo Vinh và Bảo Quang.

Xã Bảo Quang trước đây thuộc vùng căn cứ địa cách mạng, là nơi đóng quân của Thị đội Long Khánh.

 

6. DÂN SỐ

Dân số xã Bảo Quang có 10.915 nhân khẩu với 2.862 hộ gia đình.

NVHapBauCoi.jpg

Có 9 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó chiếm đa số là dân tộc Kinh khoảng hơn 90%, còn lại là các dân tộc thiểu số như Chơ-ro, Tày, Nùng, Khơ-me, Mường, Hoa, Thái, Chăm ...

Có 4 tôn giáo chính đang sinh hoạt trên địa bàn gồm: Phật giáo (491 hộ), Công giáo (361 hộ), Tin lành (64 hộ) và Cao đài (44 hộ).

Cơ sở tôn giáo trên địa bàn xã hiện có 03 Chùa, 01 Nhà thờ, 01 nhà nguyện của đồng bào Công giáo và 02 điểm sinh hoạt của tín đồ đạo Tin Lành.