Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh là
thành viên Ban Chỉ đạo thay nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long được phê
chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường Đỗ Đức Duy là thành viên Ban Chỉ đạo; Trung tướng Lê Quốc Hùng,
Thứ trưởng Bộ Công an là thành viên Ban Chỉ đạo thay Thượng tướng Nguyễn Duy
Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an được phân công giữ chức vụ Chánh Văn phòng
Trung ương Đảng.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Quyết định số
1253/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
* Theo Quyết định
số 110/QĐ-TTg ngày 28/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ
đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp
liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối
hợp, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác cải cách
hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ.
Ban Chỉ đạo có
nhiệm vụ:
Nghiên cứu, đề xuất
các chủ trương, chính sách, sáng kiến và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công
tác cải cách hành chính của Chính phủ; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch cải
cách hành chính dài hạn và kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo do Bộ
Nội vụ trình Chính phủ.
Giúp Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong
việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, xem xét nội dung các đề án, dự
án quan trọng về cải cách hành chính của Chính phủ, các dự thảo nghị quyết,
nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có nội
dung chủ yếu liên quan đến cải cách hành chính trước khi trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Giúp Thủ tướng
Chính phủ đôn đốc, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải
cách hành chính, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách
hành chính.
Sơ kết, tổng kết,
đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cải
cách hành chính, đề xuất phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh cải cách hành
chính. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Chỉ đạo có
quyền hạn:
Lập các tiểu ban
hoặc nhóm công tác giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách
hành chính. Được mời tham dự các cuộc họp do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ
tướng Chính phủ chủ trì, các cuộc họp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương
liên quan đến nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Mời lãnh đạo các bộ,
ngành, địa phương và đại diện cơ quan, tổ chức khác liên quan tham dự các cuộc
họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo.
Yêu cầu các bộ,
ngành, địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin,
tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Tổ chức các đoàn
làm việc, đôn đốc, thúc đẩy triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
về cải cách hành chính; việc thực hiện các kế hoạch, chương trình cải cách hành
chính. Các quyền hạn khác được Thủ tướng Chính phủ giao./.Theo:
tcnn.vn
Xã Xuân Thành