page load: 0x80070002 Trang -
xuanphu : Xã An Viễn huyện Trảng Bom
 

 Link

 
 

 The provincial websites

 
 

 Dost of the provinces

 

Lượt Truy Cập
 

 Kinh nghiệm ứng dụng

 
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần thực hiện nâng chất nông thôn mới ở xã Xuân Phú (23/08/2022)
Trong những năm qua, UBND xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc luôn tập trung quan tâm, chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Số lượng lao động qua đào tạo nghề đều tăng theo hàng năm. Người học nghề đã tiếp cận được khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Là một trong những người được đào tạo nghề, trước đây, gia đình cô Phạm Thị Nhung - ở ấp Bình Hòa - xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc có truyền thống chăn nuôi gà lâu năm. Tuy nhiên, do chăn nuôi theo hướng truyền thống, chưa áp dụng nhiều kĩ thuật vào chăm sóc nên lợi nhuận mang lại chưa cao. Năm 2019, thông qua Trung tâm Văn hóa thế thao - Học tập công đồng xã, cô Nhung đã được học lớp kĩ thuật chăn nuôi gà do Trung tâm Dạy nghề huyện Xuân Lộc phối hợp cùng UBND xã Xuân Phú tổ chức. Từ đó, cô vận dụng kỹ thuật chăn nuôi từ lớp học nghề nên đàn gà của cô phát triển tốt hơn, tránh nhiều được bệnh tật. Hiện cô đang đầu tư chăn nuôi khoảng 6000 con gà lấy thịt. Cô Phạm Thị Nhung cho biết: “Trước đây ở gia đình cũng chăn nuôi gà theo phương pháp bình thường, rồi huyện về chỉ cho cách úm, thuốc, vắc xin thì về mình cũng áp dụng. Trong lứa gà vừa rồi theo lời bác sĩ dạy của Trung tâm Dạy nghề huyện Xuân Lộc thì cũng khả quan hơn, đạt hơn, so với trước đây mình từ nuôi.” Hiện nay, toàn xã Xuân Phú còn khá nhiều người dân người chưa qua đào tạo, mong muốn được đào tạo nghề. Từ đó, có thể áp dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế gia đình. Anh Nguyễn Văn Năm - ấp Bình Tân - xã Xuân Phú chia sẻ: “Trong quá trình chăm sóc vườn bưởi da xanh thì 03 năm qua tôi cũng học hỏi từ các nhà vườn khác, học hỏi trên mạng, nhiều khi cây sâu bệnh cũng không biết xử lý sao nên cũng rất mong chính quyền mờ các lớp học, các lớp tập huấn, để tôi được học có kĩ thuật tốt hơn để chăm sóc vườn cây vì sâu bệnh rất là nhiều”. Từ năm 2015 đến nay, toàn xã đã tổ chức được 14 lớp đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động nông thôn, với hai loại nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó các nghề được đào tạo gồm: kỹ thuật chăn nuôi thú y, kỹ thuật nấu ăn, lớp may công nghiệp, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chôm chôm, kỹ thuật làm hoa giả.... Qua các lớp đào tạo nghề người nông dân không chỉ nâng cao trình độ trong sản xuất - kinh doanh mà còn chủ động việc làm, vận dụng được những kiến thức cơ bản vào thực tiễn lao động sản xuất, nâng cao được năng suất lao động và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Trần Duy Hưng - Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng xã Xuân Phú cho biết: “Trong năm vừa qua, xã Xuân Phú cũng mở được 02 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khi tổ chức lớp học thì bà con tích cực tham gia vì sau khi học bà con cũng áp dụng được khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi sản xuất, một số chị em khác lại có chứng chỉ xin vào các công ty, xí nghiệp để có việc làm ổn định phát triển kinh tế. Trong năm 2021, theo nhu cầu của bà con nhân dân thì chúng tôi vận động theo nhu cầu của bà con mở lớp trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn để bà con tham gia học tập, giúp bà con mờ rộng học tập, phát triển kinh tế gia đình mình”. Có thể nói, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng đắn nhưng cần có một lộ trình lâu dài và thực hiện theo phương châm “ mưa dầm thấm lâu” giúp người dân hiểu được giá trị của học nghề. Điều quan trọng hơn, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế từng gia đình, cùng địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng và nâng chất nông thôn mới. Next view
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần thực hiện nâng chất nông thôn mới ở xã Xuân Phú (25/07/2022)
Trong những năm qua, UBND xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc luôn tập trung quan tâm, chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Số lượng lao động qua đào tạo nghề đều tăng theo hàng năm. Người học nghề đã tiếp cận được khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Là một trong những người được đào tạo nghề, trước đây, gia đình cô Phạm Thị Nhung - ở ấp Bình Hòa - xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc có truyền thống chăn nuôi gà lâu năm. Tuy nhiên, do chăn nuôi theo hướng truyền thống, chưa áp dụng nhiều kĩ thuật vào chăm sóc nên lợi nhuận mang lại chưa cao. Năm 2019, thông qua Trung tâm Văn hóa thế thao - Học tập công đồng xã, cô Nhung đã được học lớp kĩ thuật chăn nuôi gà do Trung tâm Dạy nghề huyện Xuân Lộc phối hợp cùng UBND xã Xuân Phú tổ chức. Từ đó, cô vận dụng kỹ thuật chăn nuôi từ lớp học nghề nên đàn gà của cô phát triển tốt hơn, tránh nhiều được bệnh tật. Hiện cô đang đầu tư chăn nuôi khoảng 6000 con gà lấy thịt. Cô Phạm Thị Nhung cho biết: “Trước đây ở gia đình cũng chăn nuôi gà theo phương pháp bình thường, rồi huyện về chỉ cho cách úm, thuốc, vắc xin thì về mình cũng áp dụng. Trong lứa gà vừa rồi theo lời bác sĩ dạy của Trung tâm Dạy nghề huyện Xuân Lộc thì cũng khả quan hơn, đạt hơn, so với trước đây mình từ nuôi.” Hiện nay, toàn xã Xuân Phú còn khá nhiều người dân người chưa qua đào tạo, mong muốn được đào tạo nghề. Từ đó, có thể áp dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế gia đình. Anh Nguyễn Văn Năm - ấp Bình Tân - xã Xuân Phú chia sẻ: “Trong quá trình chăm sóc vườn bưởi da xanh thì 03 năm qua tôi cũng học hỏi từ các nhà vườn khác, học hỏi trên mạng, nhiều khi cây sâu bệnh cũng không biết xử lý sao nên cũng rất mong chính quyền mờ các lớp học, các lớp tập huấn, để tôi được học có kĩ thuật tốt hơn để chăm sóc vườn cây vì sâu bệnh rất là nhiều”. Từ năm 2015 đến nay, toàn xã đã tổ chức được 14 lớp đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động nông thôn, với hai loại nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó các nghề được đào tạo gồm: kỹ thuật chăn nuôi thú y, kỹ thuật nấu ăn, lớp may công nghiệp, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chôm chôm, kỹ thuật làm hoa giả.... Qua các lớp đào tạo nghề người nông dân không chỉ nâng cao trình độ trong sản xuất - kinh doanh mà còn chủ động việc làm, vận dụng được những kiến thức cơ bản vào thực tiễn lao động sản xuất, nâng cao được năng suất lao động và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Trần Duy Hưng - Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng xã Xuân Phú cho biết: “Trong năm vừa qua, xã Xuân Phú cũng mở được 02 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khi tổ chức lớp học thì bà con tích cực tham gia vì sau khi học bà con cũng áp dụng được khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi sản xuất, một số chị em khác lại có chứng chỉ xin vào các công ty, xí nghiệp để có việc làm ổn định phát triển kinh tế. Trong năm 2021, theo nhu cầu của bà con nhân dân thì chúng tôi vận động theo nhu cầu của bà con mở lớp trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn để bà con tham gia học tập, giúp bà con mờ rộng học tập, phát triển kinh tế gia đình mình”. Có thể nói, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng đắn nhưng cần có một lộ trình lâu dài và thực hiện theo phương châm “ mưa dầm thấm lâu” giúp người dân hiểu được giá trị của học nghề. Điều quan trọng hơn, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế từng gia đình, cùng địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng và nâng chất nông thôn mới. Next view
Kết quả hoạt động các mô hình trong học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Xuân Phú (19/07/2022)
Ngày 19/7/2022 Tại Hội trường xã Xuân Phú, Đoàn của Huyện ủy do đồng chí Tống Trần Hòa – trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy làm trưởng đoàn, Đại diện Ban Dân vận Huyện ủy, Hội Nông Dân Huyện, Huyện đoàn về kiểm tra hoạt động các mô hình trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Qua quá trình triển khai thực hiện, hiện nay trên địa bàn toàn xã đang thực hiện 22 mô hình học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể: 1. Mô hình xây dựng chuyên mục "Ánh sáng soi đường" trên fanpage Tuyên giáo Xuân Phú: Mỗi tuần Ban Tuyên giáo Đảng ủy xã đăng tải ít nhất 01 bài viết trên fanpage Tuyên giáo Xuân Phú với nội dung tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng, Nhà nước trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ, đảng viên vận dụng vào thực tiễn học tập, công tác, cuộc sống và rèn luyện bản thân; cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quân chúng nhân dân. Từ tháng 6/2022, Ban Tuyên giáo Đảng ủy đã đăng tải 10 bài viết với trên 850 lượt người tiếp cận. 2. Mô hình xây dựng chuyên mục "Mỗi ngày một lời Bác dạy" trên fanpage Tuyên giáo Xuân Phú: Mỗi ngày, Ban Tuyên giáo Đảng ủy xã đăng tải 01 bài viết trên fanpage Tuyên giáo Xuân Phú với nội dung về lời dạy của Bác (lời Bác dạy ngày này năm xưa hoặc là một lời dạy trích từ các bài phát biểu, câu chuyện của Bác). Qua đó, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân học tập và phấn đấu làm theo những lời Bác dạy. Từ tháng 4/2022 đến nay, Ban Tuyên giáo Đảng ủy đã đăng tải 68 bài viết với trên 6.100 lượt người tiếp cận. 3. Mô hình “Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân” của Ủy ban nhân dân xã: thực trạng hiện nay theo quy định thời gian hẹn công dân trả kết quả không quá 03 ngày (trường hợp xác minh không quá 06 ngày). Do đó, người dân phải đi lại nhiều lần, gây mất thời gian và tốn kém chi phí đi lại. Sau khi áp dụng thời gian giải quyết trong ngày làm việc, nếu tiếp nhận sau 15 giờ sẽ trả kết quả vào ngày làm việc kế tiếp (trường hợp xác minh không quá 03 ngày). Mô hình này đã giúp người không phải đi lại nhiều lần, mất ít thời gian khi làm thủ tục. 4. Mô hình “Phối hợp xây dựng trụ cờ cho người dân” của Mặt trận Tổ quốc xã: Phối hợp Ủy ban nhân dân xã vận động làm trụ cờ cho người dân trên địa bàn xã với kinh phí khoảng 153.000.000 đồng, vận động các hộ dân treo cờ Tổ quốc vào các ngày lễ Tết, đã thành lập 01 tổ tình nguyện trên các tuyến đường. 5. Mô hình “Tuyên truyền An ninh trật tự” của Công an xã: Bắt đầu thực hiện từ tháng 02/2022, đã tổ chức tuyên truyền cho người dân tại các trụ sở ấp và học sinh tại các trường học trên địa bàn xã được 08 buổi với hơn 1.000 lượt người tham dự. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngượi dân góp phần phòng ngừa tội phạm pháp luật. 6. Mô hình “Tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống cho lực lượng” của Ban Chỉ huy Quân sự xã: Hằng năm, đã tổ chức cho lực lượng tăng gia sản xuất cải thiện đời sống 500 ký rau các loại, 20 con gà, thu hoạch 6 tấn bắp tươi. Từ đó, có nguồn thu nhập cải thiện đời sống cho lực lượng trực sản sàng chiến đấu tại cơ quan. 7. Mô hình “Đội nữ dân phòng” của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã: Phối hợp tổ chức trực và tuần tra cùng lực lượng Công an sau 20 giờ đêm, cùng Công an giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; duy trì trực thường xuyên hàng đêm, nắm bắt tình hình trong quần chúng nhân dân báo cáo kịp thời tình hình an ninh trật tự cho Công xã, đã cung cấp cho Công an các nguồn tin có giá trị về tình hình an ninh trật tự, gây rối trật tự công cộng. Hỗ trợ giáo dục 01 đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật. Tham gia công tác chỉnh trang, trồng cây hoa trên tuyến đường kiểu mẫu và vận động thẻ BHYT tại các ấp. 8. Mô hình “Mẹ đỡ đầu cho trẻ em mồ côi” của Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã: nhận đỡ đầu 02 cháu học sinh (dân tộc), nuôi dưỡng 02 cháu (01 dân tộc, 01 kinh), trợ cấp sách vở, gạo, thức ăn, quần áo, kinh phí học tập, dày dép, thuốc trị bệnh… số tiền 500.000 đồng/tháng. Tổng số tiền đến nay là 87.950.000 đồng. 9. Mô hình “Bếp ăn 0 đồng” của Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã: vận động hỗ trợ các nguồn từ thiện hỗ trợ kinh phí để phát cơm, cháo chay cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong 6 tháng vận động được 18 triệu đồng, kinh phí đến thời điểm này là: 35.740 phần tổng số tiền 499.340.000 đồng. Tủ bánh mì dành cho người nghèo đã phát 47.500 ổ với tổng số tiền là 562.500.000 đồng. Duy trì mô hình “Bếp yêu thương” có 12 thành viên phục vụ miễn phí cho người lao động nghèo tại xã. 10. Mô hình “Mỗi tháng 01 địa chỉ” của Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã: Mô hình hoạt động thường xuyên mỗi tháng 01 địa chỉ giúp hộ gia đình khó khăn, bệnh tật, trong 6 tháng đã giúp 03 trường hợp với số tiền 54.500.000 đồng. 11. Mô hình “Tổ phụ nữ dân tộc Nùng đa năng, Tổ phụ nữ dân tộc Châu ro đa năng” của Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã: Thành lập 02 tổ phụ nữ dân tộc đa năng, trong đó: Tổ phụ nữ dân tộc Nùng 16 thành viên; Tổ phụ nữ dân tộc Châu ro đa năng 10 thành viên. Tổ phụ nữ dân tộc nhằm tập hợp chị em phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số cùng tham gia các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình; chăm lo, giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn; tuyên truyền, vận động chị em và gia đình chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nuôi con khỏe, dạy con ngoan; tham gia lao động, sản xuất phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia xây dựng địa phương ngày càng phát triển. 12. Mô hình “Xây dựng tuyến đường tự quản, tuyến dường kiểu mẫu” của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các chi bộ trực thuộc: Ra quân và vận động các hộ dân, đoàn viên, hội viên trên các tuyến đường tham gia thực hiện đạt các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, tổ nhân dân kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu, tuyến đường kiểu mẫu và thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”, chỉnh trang, cải tạo vườn, nhà cửa, cổng, tường rào và khu vực đường giao thông trước nhà ở của từng hộ dân đảm bảo về tiêu chí “sáng - xanh - sạch đẹp- an toàn”. 13. Mô hình “Hội viên giúp nhau làm giàu” của Hội Cựu chiến binh xã: Hội viên đã giúp nhau trên 300 ngày công lao động; vận động hội viên giàu, khá giúp cho 3 hội viên khó khăn để có vốn phát triển kinh tế; phối hợp vận động giúp hội viên con giống, cây giống,... từ đó giúp đời sống gia đình hội viên ngày càng ổn định và nâng lên. 14. Mô hình “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng 02 lúa + 1 bắp sang 02 bắp + 01 lúa” của Hội Nông dân xã: Đã vận động hội viên tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 02 vụ lúa + 01 vụ bắp/năm, thu nhập 180 triệu/ha sang 02 vụ bắp + 01 vị lúa/năm 240 triệu/ha nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người đan, từ đó giúp đời sống gia đình ngày càng ổn định và nâng lên. 15. Mô hình “Hỗ trợ xe đạp cho học sinh nghèo khó khăn tiếp sức đến trường” của Hội Nông dân xã: Đã vận động 10 chiếc xe đạp/năm tặng các em học sinh nghèo khó khăn, nhằm giúp đỡ kịp thời các em học sinh nghèo có điều kiện đến trường. 16. Mô hình “Chào cờ và sinh hoạt mẫu chuyện Bác Hồ sáng thứ Hai hàng tuần” của Ủy ban nhân dân xã, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các chi bộ trực thuộc: Từ khi thực hiện đến nay, Ủy ban nhân dân xã, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã, các chi bộ vẫn duy trì được việc sinh hoạt chào cờ vào sáng thứ Hai hàng tuần tại trụ sở ấp, kết quả việc chào cờ về số lượng và tỷ lệ cán bộ, đoàn viên hội viên ở ấp tham dự chào cờ từ 20 – 30 người. Qua đó, đã tạo được sự chuyển biến và nhận thức rõ nét của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng các cấp, kết quả các chỉ tiêu VHXH- ANQP, công tác vận động quần chúng đều đạt và vượt. 17. Mô hình “Giới thiệu cuốn sách về Bác Hồ” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã: Triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Huyện đoàn. Từ tháng 6/2022, Đoàn xã chọn 01 chi đoàn/tháng giới thiệu cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 6 đã chọn chi đoàn quân sự thực hiện đảm bảo theo kế hoạch đề ra, sẽ tiếp tục duy trì trong các tháng tiếp theo. 18. Mô hình “Giới thiệu lời dạy Bác Hồ” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã: Để tạo môi trường, động lực cho đoàn viên, thanh thiếu niên phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy mạnh mẽ vai trò thanh niên xung kích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và tập trung triển khai 3 phong trào hành động cách mạng: Thanh niên tình nguyện, Tuổi trẻ sáng tạo, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào tập trung đi sâu và khai thác thế mạnh trên các lĩnh vực về học tập, nghiên cứu khoa học; lao động, sản xuất - kinh doanh; bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn giao thông; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa. Đoàn xã đã xây dựng trang Facebook, Fanpage có 6.082 lượt người theo dõi. Thực hiện đăng bài định kỳ hàng tuần các lời dạy của Bác Hồ, các câu chuyện về Bác Hồ, gương người tốt, việc tốt. Bên cạnh đó các chi đoàn thực hiện hoạt động của trang fanpage chi đoàn phong phú, đa dạng nội dung. Có 03/06 chi đoàn trường học có trang fanpage, 03/05 chi đoàn ấp có trang fangpage của chi đoàn. 19. Mô hình “Xây dựng tủ sách Bác Hồ” của các chi bộ trực thuộc: Mỗi chi bộ trang bị 01 tủ sách Bác Hồ với nhiều đầu sách nói về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, những câu chuyện về tấm gương đạo đức, những bài viết của tư tưởng Hồ Chí Minh, những lời dạy của Bác.v.v.để phục vụ cho chi bộ trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho đảng viên. 20. Mô hình “Thi đua dạy tốt - học tốt” của các chi bộ trường học: Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng Kế hoạch thực hiện từ đầu năm học. Qua mô hình, động viên và cổ vũ giáo viên, học sinh tích cực dạy và học đạt chất lượng ngày càng cao hơn. 21. Mô hình “xây dựng cảnh quan trường học xanh – sạch – đẹp – thân thiện” của các chi bộ trường học (TH Nguyễn Bỉnh Khiêm, MN Bình Hòa): Chi bộ các trường học chỉ đạo BGH nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức cho đảng viên, giáo viên, học sinh thường xuyên và tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, hoa trước, trong khuôn viên nhà trường tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp. 22. Mô hình “Vận động CB-GV-CNV hỗ trợ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn hàng tháng” của chi bộ trường TH Lạc Long Quân: Năm học 2021 – 2022 đã vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên đóng góp hỗ trợ 42 em học sinh với tổng trị giá 85 triệu đồng. * Đánh giá hiệu quả thực hiện các mô hình: 1- Số mô hình thực hiện có hiệu quả: 19 mô hình. - Mô hình xây dựng chuyên mục "Ánh sáng soi đường" trên trang Fanpage Tuyên giáo Xuân Phú. - Mô hình xây dựng chuyên mục "Mỗi ngày một lời Bác dạy" trên trang Fanpage Tuyên giáo Xuân Phú. - Mô hình “Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”. - Mô hình “Phối hợp xây dựng trụ cờ cho người dân”. - Mô hình “Tuyên truyền An ninh trật tự”. - Mô hình “Tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống cho lực lượng”. - Mô hình “Đội nữ dân phòng”. - Mô hình “Mẹ đỡ đầu cho trẻ em mồ côi”. - Mô hình “Bếp ăn 0 đồng”. - Mô hình “Mỗi tháng 01 địa chỉ”. - Mô hình “Tổ phụ nữ dân tộc Nùng đa năng, Tổ phụ nữ dân tộc Châu ro đa năng”. - Mô hình “Hội viên giúp nhau làm giàu”. - Mô hình “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng 02 lúa + 1 bắp sang 02 bắp + 01 lúa”. - Mô hình “Hỗ trợ xe đạp cho học sinh nghèo khó khăn tiếp sức đến trường”. - Mô hình “Chào cờ và sinh hoạt mẫu chuyện Bác Hồ sáng thứ Hai hàng tuần”. - Mô hình “Giới thiệu lời dạy Bác Hồ” - Mô hình “Thi đua dạy tốt - học tốt”. - Mô hình “xây dựng cảnh quan trường học xanh – sạch – đẹp – thân thiện”. - Mô hình “Vận động CB-GV-CNV hỗ trợ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn hàng tháng”. 2- Số mô hình thực hiện tương đối hiệu quả: 03 mô hình. - Mô hình “Xây dựng tuyến đường tự quản, tuyến dường kiểu mẫu”. - Mô hình “Xây dựng tủ sách Bác Hồ”. - Mô hình “Giới thiệu cuốn sách về Bác Hồ”. Next view
Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Xuân Lộc Lá cờ đầu trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (15/05/2013)
Thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính. Trong những năm qua Phòng tài nguyên môi trường Huyện Xuân lộc luôn được xem là lá cờ đầu của Tỉnh trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Next view
Xuân Phú tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. (14/05/2013)
Đến tối 12/5 vừa qua, các ấp trên địa bàn xã UBND xã Xuân Phú đã tổ chức hoàn thành hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Next view
Xuân Lộc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (13/04/2013)
Cùng với việc thực hiện nghị quyết 30c/ NQ-CP của chính phủ về chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Năm 2012, sự ra đời của nghị quyết TW4 như đã thổi một luồng sinh khí mới vào công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Next view
Lễ khai giảng lớp chăn nuôi gà (05/04/2013)
Ngày 04/04/2013 Tại Trường TH Lạc Long Quân,Trung tâm học tập cộng đồng xã Xuân Phú phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện Xuân Lộc đã tổ chức lễ khai giảng lớp chăn nuôi gà cho bà con nhân dântrên điạ bàn xã. Next view
Xuân Lộc tổ chức tập huấn điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn (30/03/2013)
Thực hiện Quyết định số 2577/QĐ9-UBND ngày 29/9/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2010” tỉnh Đồng Nai. Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 18/5/2011 của UBND huyện Xuân Lộc về kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện. Next view
Hiệu quả từ mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap (16/03/2013)
Với xu thế hội nhập như hiện nay, để ổn định về giá sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm rau sạch phải đạt chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGap là điều kiện bắt buộc nếu muốn sản phẩm tồn tại trên thị trường. Next view
Ấp Bình Xuân I - Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (13/03/2013)
Tối ngày 12/03 tại Nhà Văn hóa – Khu thể thao ấp Bình Xuân I, xã Xuân Phú phối hợp với ban ấp Bình Xuân II tổ chức buổi họp lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Next view
Trang sau

Posts on:
Select a date from the calendar.