Bộ Công cụ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ
Nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký, quản lý, sử dụng
chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ. Phòng Cơ yếu - Công nghệ thông
tin, Văn phòng Tỉnh ủy thông tin tóm tắt các nội dung có liên quan dịch vụ về
chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để các cơ quan, tổ chức,
cá nhân biết, chủ động thực hiện theo đúng quy định.
I. Giá trị pháp lý của
chữ ký số
- Trong trường hợp pháp
luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu
được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký
số đó được đảm bảo an toàn theo quy định sau:
+ Chữ ký số được tạo ra
trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai
ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó.
+ Chữ ký số được tạo ra
bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư
số do tổ chức chứng thực số chuyên dùng Chính phủ cấp.
+ Khóa bí mật chỉ thuộc
sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
- Trong trường hợp pháp
luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối
với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được
ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản
lý, sử dụng con dấu và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều
6 của Quy định này.
- Chữ ký số và chứng thư
số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương
V Nghị định số 130/2018/NĐ-CP có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và
chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của
Việt Nam cấp.
II. Quy tắc quản lý, sử
dụng chữ ký số
- Việc quản lý, sử dụng
chữ ký số, chứng thư số, thiết bị lưu khoá bí mật phải tuân thủ các quy định
hiện hành của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. Thiết
bị lưu khoá bí mật của cơ quan, tổ chức được quản lý, sử dụng thực hiện như với
con dấu của cơ quan, tổ chức.
- Việc xây dựng, quản lý
hệ thống chứng thực chữ ký số bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của
Nhà nước. Văn phòng Trung ương Đảng vận hành, duy trì hoạt động hệ thống chứng
thực chữ ký số trong mạng thông tin diện rộng của Đảng.
- Chữ ký số chỉ có giá
trị pháp lý khi tồn tại ở dạng điện tử để xác thực văn bản điện tử.
- Sử dụng thiết bị lưu
khoá bí mật của cơ quan, tổ chức để ký số các văn bản của cơ quan, tổ chức phát
hành và văn bản, tài liệu do cơ quan tổ chức khác gửi đến được số hoá theo quy
định. Sử dụng thiết bị lưu khoá bí mật của cá nhân để ký số theo thẩm quyền. Uỷ
quyền cho bộ phận lưu trữ quản lý, sử dụng thiết bị lưu khoá bí mật của lưu
trữ.
- Các thành phần thể
thức của văn bản điện tử được ký số thực hiện theo quy định hiện hành về
thể thức văn bản giấy của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Văn phòng Trung
ương Đảng.
III. Điều kiện đảm bảo
an toàn cho chữ ký số
- Chữ ký số được tạo ra
trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai
ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó.
- Chữ ký số được tạo ra
bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư
số do tổ chức chứng thực số chuyên dùng Chính phủ cấp.
- Khóa bí mật chỉ thuộc
sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
IV. Yêu cầu kỹ thuật bảo
đảm quản lý, sử dụng chữ ký số
- Để bảo đảm quản lý, sử
dụng chữ ký số, máy tính của lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ phải đáp ứng các yêu
cầu cụ thể như sau:
+ Cài đặt phần mềm chứng
thực chữ ký số theo hướng dẫn của Ban Cơ yếu Chính phủ;
+ Kết nối mạng máy tính
cơ quan theo đúng hướng dẫn về tổ chức kết nối mạng máy tính của Văn phòng
Trung ương Đảng;
+ Kết nối với máy chủ
xác thực CA (Certification Authority) đặt tại Trung tâm miền của mạng thông tin
diện rộng của Đảng qua địa chỉ http://ca.dcs.vn. Đối với các hệ thống gửi, nhận
văn bản trên mạng Internet thì kết nối với máy chủ xác thực CA đặt tại Cục
Chứng thư số và Bảo mật thông tin qua địa chỉ https://ca.gov.vn.
- Trường hợp xảy ra sự
cố kỹ thuật, tổ chức chuyên trách công nghệ thông tin phải thông báo kịp thời
đến người sử dụng để tạm thời khắc phục sự cố bằng việc sử dụng chữ ký tay và
con dấu của cơ quan, tổ chức; đồng thời khẩn trương khắc phục sự cố kỹ thuật.
V. Thẩm quyền ký số
- Thẩm quyền ký số
văn bản điện tử thực hiện theo thẩm quyền ký, đóng dấu văn bản giấy
của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Cá nhân sử dụng thiết
bị lưu khoá bí mật của mình để ký số theo thẩm quyền; cơ quan, tổ chức sử dụng
thiết bị lưu khoá bí mật của cơ quan, tổ chức để ký số các văn bản điện tử.
- Bộ phận lưu trữ sử
dụng thiết bị lưu khoá bí mật của lưu trữ để ký số chứng thực tài liệu lưu trữ.
VI. Tổ chức cung cấp
dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng
Tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số chuyên dùng theo quy định tại Điều 4 Thông tư số
185/2019/TT-BQP ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cụ thể
như sau:
- Tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là Cục Chứng thực số và Bảo mật
thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Thông tin liên hệ: Cục
Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Địa chỉ: Số 23 Ngụy Như
Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại/Fax:
024.3773.8668; Địa chỉ thư điện tử: ca@bcy.gov.vn
Trang thông tin điện
tử: http://ca.gov.vn; Mã định danh trao đổi văn bản điện tử: 000.05.07.G11.
VII. Đăng ký chữ ký
số chuyên dùng
- Giao dịch trực tuyến:
+ Cách 1: Qua hệ thống
thư điện tử công vụ: ca@bcy.gov.vn
+ Cách 2: Đăng ký qua Hệ
thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực của Cục Chứng thực số và
Bảo mật thông tin tại địa chỉ https://ca.gov.vn; thông tin chi tiết hướng dẫn sử dụng được đăng tải tại địa chỉ https://ca.gov.vn/huong-dan. (Khuyến khích thực hiện qua hệ thống trực tuyến, cơ quan, đơn vị
có thể quản lý được số liệu, hiện trạng thiết bị của đơn vị mình)
- Giao dịch qua dịch vụ
bưu chính:
Gửi bản chính của văn
bản giấy tới Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, địa chỉ: Số 23 Ngụy Như
Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội.
VIII. Quy trình, hồ sơ
đề nghị cấp mới chứng thư số
- Đối với chữ ký
số cá nhân:
+ Cá nhân lập đề nghị
cấp mới chứng thư số theo Mẫu 01 gửi Cơ quan quản lý trực tiếp (là cơ
quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng thuộc các cơ quan Đảng,
Nhà nước);
+ Cơ quan quản lý trực
tiếp tổng hợp và gửi đề nghị theo Mẫu 02 đến Cục Chứng thực số và Bảo
mật thông tin. Mẫu 01 được lưu trữ hồ sơ tại cơ quan, đơn vị.
- Đối với chữ ký số tổ
chức:
+ Tổ chức có nhu cầu cấp
mới chứng thư số lập hồ sơ đề nghị theo Mẫu 03 gửi qua dịch vụ bưu
chính đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
+ Trường hợp cần gửi hồ
sơ trực tuyến thì Tổ chức có nhu cầu cấp mới chứng thư số gửi hồ sơ tới cơ quan
quản lý trực tiếp cấp trên. Cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên tổng hợp
theo Mẫu 04, ký số rồi gửi đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
- Cục Chứng thực số và
Bảo mật thông tin sẽ xem xét và cấp thiết bị lưu khóa bí mật (USB) gửi cho tổ
chức theo địa chỉ tiếp nhận đã đăng ký trong hồ sơ.
- Khi nhận được thiết bị
lưu khóa bí mật (USB) từ Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, cơ quan tiếp
nhận có trách nhiệm bàn giao thiết bị cho chủ thuê bao theo quy định.
- Cơ quan, tổ chức gửi
văn bản đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số theo Mẫu 13 về
Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
* Lưu ý: Để sử dụng
được cho giao dịch thuế điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử, dịch vụ công trực
tuyến của Kho bạc nhà nước các tổ chúc cần điền đẩy đủ mã số thuế, mã quan hệ
ngân sách theo hướng dẫn tại biểu mẫu.
IX. Quy trình, hồ sơ đề
nghị gia hạn/thay đổi thông tin chứng thư số
- Cá nhân có nhu cầu gia
hạn/thay đổi thông tin lập đề nghị theo Mẫu 07 gửi Cơ quan quản lý
trực tiếp. Cơ quan quản lý trực tiếp tổng hợp và gửi đề nghị theo Mẫu
08 đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin. Mẫu 07 được lưu
trữ hồ sơ tại Cơ quan quản lý trực tiếp.
- Tổ chức có nhu cầu gia
hạn/thay đổi thông tin lập đề nghị theo Mẫu 08 gửi đến Cục Chứng thực
số và Bảo mật thông tin
- Sau khi Cục Chứng thực
số và Bảo mật thông tin gửi File chứng thư số mới (*.cer) thì cơ quan, đơn vị
tiến hành cài đặt chứng thư số mới vào thiết bị USB đã cấp (Công cụ gia hạn và
file hướng dẫn được đăng tải tại link sau: https://ca.gov.vn/documents/20182/6768590/vgca_renew_tool_v1_1.zip/90787235-2f04-418f-b4d5-235120496e06).
* Lưu ý:
- Chứng thư số đề nghị
gia hạn và thay đổi nội dung thông tin phải đảm bảo còn thời hạn sử dụng ít
nhất 60 ngày để tránh bị gián đoạn khi sử dụng.
- Các trường hợp cần
thay đổi thông tin chứng thư số: Khi thông tin của cơ quan, cá nhân lưu trong
chứng thư số không còn phù hợp, cụ thể: Cá nhân chuyển công tác đến cơ quan
khác trong khối cơ quan nhà nước, hoặc thay đổi địa chỉ thư điện tử; Cơ quan, đơn
vị có thay đổi tên cơ quan, tên cơ quan chủ quản, địa chỉ thư điện tử, hoặc có
nhu cầu bổ sung mã số thuế vào chứng thư số để giao dịch thuế điện tử.
X. Quy trình, hồ sơ đề
nghị thu hồi thông tin chứng thư số
- Bước 1:
+ Trường hợp thiết bị
lưu khóa bí mật (USB) bị thất lạc, hoặc hư hỏng, hoặc mật khẩu bị lộ, hoặc
trường hợp mất an toàn khác. Cá nhân hoặc cán bộ đại diện cơ quan lập đề nghị
thu hồi theo Mẫu 09 gửi Cơ quan quản lý trực tiếp.
+ Các trường hợp khác
gồm: cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, từ trần, chuyển công tác đến các cơ quan nhà
nước, đoàn thể, cơ quan ngành dọc; cơ quan, đơn vị giải thể… thì Cơ quan quản
lý trực tiếp thực hiện đồng thời bước 2, 3 dưới đây.
- Bước 2: Cơ quan quản
lý trực tiếp tổng hợp và gửi đề nghị theo Mẫu 10 đến Cục Chứng thực số và Bảo
mật thông tin. Mẫu số 09 được lưu trữ hồ sơ tại đơn vị.
- Bước 3: Tiến hành thu
hồi thiết bị lưu khóa bí mật (USB):
+ Khi có văn bản thông
báo thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông
tin, Cơ quan quản lý trực tiếp tiến hành thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật của
thuê bao, bàn giao cho Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin (quá trình bàn giao
phải lập Biên bản giao, nhận thiết bị lưu khóa bí mật theo Mẫu 14).
+ Trường hợp thiết bị
lưu khóa bí mật bị thất lạc, Cơ quan quản lý trực tiếp phải lập Biên bản xác
nhận thất lạc theo Mẫu 15 gửi về Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
XI. Quy trình, hồ sơ đề
nghị xin cấp lại chữ ký số cá nhân, tổ chức
- Tiến hành lập Biên bản
xác nhận thất lạc theo Mẫu 15.
- Thực hiện thu hồi theo
hướng dẫn tại mục 4.
- Thực hiện đề nghị cấp
mới chứng thư số tại mục 2.
XII. Quy trình, hồ sơ đề
nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật (mở khóa/lấy lại mật khẩu)
Cá nhân hoặc Người quản
lý chứng thư số cơ quan lập đề nghị theo Mẫu 11 gửi Cơ quan quản lý trực tiếp.
Cơ quan quản lý trực tiếp tổng hợp và gửi đề nghị theo Mẫu 12 đến Cục Chứng
thực số và Bảo mật thông tin. Mẫu số 11 được lưu trữ hồ sơ tại đơn vị.
XIII. Về việc sử dụng
chữ ký số chuyên dùng trong giao dịch Thuế, bảo hiểm xã hội, dịch vụ công trực
tuyến của Kho bạc Nhà nước.
- Chữ ký số chuyên dùng
của Ban cơ yếu Chính phủ cấp cho cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai được sử dụng để triển khai dịch vụ thuế điện tử, bảo hiểm
điện tử, dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước và các giao dịch công vụ
khác…
- Chữ ký số chuyên dùng
được cấp phát miễn phí tới tất cả các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức. Do
đó không cần sử dụng thêm các loại chữ ký số công cộng để thực hiện các giao
dịch của cơ quan (Thuế, Bảo hiểm, Kho bạc….)
XIV. Việc Quản lý
và sử dụng chứng thư số
- Văn thư của cơ quan là
người được lãnh đạo cơ quan giao quản lý và sử dụng chứng thư số của cơ quan;
có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy định này đối với chữ ký số, chứng
thư số cơ quan được giao quản lý và sử dụng.
- Chứng thư số của người
có thẩm quyền của cơ quan theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con
dấu chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng chức danh của người
đó.
- Việc ký thay, ký thừa
lệnh theo quy định của pháp luật được thực hiện bởi người có thẩm quyền và
người ký thay, ký thừa lệnh phải sử dụng chứng thư số cá nhân của mình để ký.
Các biểu mẫu hồ sơ theo
Thông tư 185/2019/TT-BQP được đăng tải trên website của Cục Chứng thực số và
Bảo mật thông tin: https://ca.gov.vn/bieu-mau-quan-ly.