Xuân Lộc - xã Xuân Định : noi-dung-tin Xuân Lộc - Xuân Định
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Giáo dục trong gia đình và Gia đình Cập nhật26-12-2018 01:58
Người ta sinh ra ai ai cũng có một gia đình. Dù giầu sang hay nghèo hèn, dù ở thành thị hay ở nông thôn, dù ở tận miền núi cao hay nơi hải đảo xa xôi, mọi người đều sinh ra trong một gia đình.

Người ta đã nghĩ ra nhiều lời hay ý đẹp nói về gia đình. Nghĩa gần và hẹp thì gọi gia đình là một “Tổ ấm”, nơi các em bé sinh ra được nâng niu chăm sóc, được chiều chuộng âu yếm, được nuôi dưỡng lớn lên thành người.

Người ta còn ví gia đình là những “Viên gạch”xây nên toà lâu đài cho xã hội, là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho mỗi thành viên. Rồi “Gia đình là một bức tường vững chắc”- nơi bảo vệ sự sống, nơi ngăn ngừa sự xâm nhập của thói hư tật xấu, văn hoá độc hại, ngăn ngừa tội phạm, tạo cho con trẻ lớn lên khoẻ về thể chất, trong sáng về tinh thần, tình cảm.

Nói rộng ra, gia đình “Là tế bào của xã hội”. Nhiều gia đình họp lại thành cộng đồng làng xã, phát triển thành dân tộc, thành đất nước.

Nói như thế, ta thấy gia đình giữ một vai trò rất quan trọng trong cộng đồng dân cư, trong đất nước. Với những quan niệm đúng đắn như thế về gia đình, ta thấy gia đình giữ một vai trò rất lớn trong việc giáo dục con cái. Gia đình là mái trường đầu tiên của trẻ thơ.

Trẻ em sinh ra được nâng niu chăm sóc, nuôi dưỡng trong gia đình rất chu đáo. Người mẹ là cô giáo đầu tiên của trẻ thơ. Từ lúc trẻ chưa biết nói, nhưng trẻ đã biết hóng chuyện, trẻ đã được lắng nghe những lời ru ngọt ngào, đằm thắm của mẹ, của bà- những ấn tượng đầu tiên in trong bộ não, trong trái tim trẻ thơ. Khi trẻ biết nói là lúc trẻ có điều kiện tiếp thu những điều mà mẹ, mà bà hướng dẫn, dạy dỗ. Trí não trẻ phát triển dần lên và đây là giai đoạn tâm hồn trẻ thơ trong trắng nhất. Những điều tiếp thu được trẻ để lại trong tâm hồn  trẻ thơ những những ấn tượng sâu sắc không bao giờ phai. Vì vậy, gia đình chính là ngôi trường nhỏ có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ mà cô giáo, thầy giáo chính là người mẹ, người cha, là ông, là bà dạy dỗ “học trò” là con cháu mình suốt cả ngày lẫn đêm…

anh minh hoa bai viet.jpg
Hình minh họa

Dạy dỗ trẻ trong gia đình rất quan trọng. Dạy dỗ đúng hướng, đứng phương pháp sẽ có tác dụng rất lớn để hướng trẻ tớichân trời tươi sáng. Các cụ ta đã từng dạy: “Dạy con từ thuở còn thơ…”; “Bé không vin, cả gẫy cành”...

Chúng ta đều biết, các vị anh hùng, các vĩ nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc… Đều xuất phát từ những gia đình có tính chất đặc biệt, những gia đình có sự chăm sóc, giáo dục chu đáo của cha mẹ, ông bà, sau này con cái trở thành mhân tài làm rạng rỡ cho gia đình và đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước.

Ngay khi con cái đã đến trường, đã được hưởng thụ sự giáo dục của thầy cô với một chương trình và phương pháp khoa học, bài bản, nhưng không phải là gia đình đã nhẹ đi việc giáo dục con cái. Quan niệm “Trăm sự nhờ cả vào thầy cô” là sai lệch, là chưa đúng. Nhiều gia đình coi việc con cái đến trường là “khoán trắng cho thầy cô”. Con ngoan hay hư, học giỏi hay kém là do thầy cô. Quan niệm ấy thật là sai lầm. Ta phải hiểu rằng, học sinh đến trường học một buổi là 4 tiếng, học hai buổi là 8 tiếng. Còn 16 tiếng trẻ vẫn gắn bó với gia đình. Trẻ khoẻ hay yếu, chăm học chăm làm hay lười biếng, ngoan hay hư…, mọi biểu hiện của trẻ, trong gia đình bố mẹ, ông bà đều phải biết mà uốn nắn, giáo dục sao cho đúng hướng, nhất là phải biết kết hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục con em mình, phấn đấu để con cháu mình trở thành con ngoan, trò giỏi, từ đó mà xây dựng gia đình hạnh phúc, đầm ấm, xây dựng gia đình trở thành gia đình văn hoá.

Ngày nay, với chương trình xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (Mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ một đến hai con) để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúcc. Đó là điều kiện tốt để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là một tổ ấm, là một tế bào lành mạnh của xã hội. Gia đình - hai tiếng thân thương đó luôn mãi mãi  trong trái tim của mỗi chúng ta.

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.