Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất quan tâm đến việc nêu gương người tốt, việc tốt. Người từng nói với
đồng bào, đồng chí cả nước: “Mỗi người tốt,
mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp...”Người
luôn cho rằng: “Những chiến công và thành tích nổi bật, vang dội thì ai cũng có
thể thấy. Còn những việc nhỏ, bình thường nhưng ích nước, lợi dân thì ít ai để
ý”. Trong xã
hội hiện nay, bên cạnh một bộ phận nhỏ người dân có biểu hiện sa sút đạo đức,
thì cũng có nhiều người nổi lên như một tấm gương sáng. Bà Hoàng Thị Chung 65 tuổi - Nhân dân tổ 17 - ấp 4 xã Vĩnh Tân –
huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai là một tấm gương như thế. Một hình ảnh đẹp về ý
thức nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, một hành động rất đáng được biểu
dương.
Sáng ngày 11 tháng 11 năm 2020, Bà Hoàng Thị
Chung, đang đi tìm cháu ngoại chơi ở ngoài đường, khi đến đoạn đường ngã 3 gần
nhà bà, bỗng dưng bà thấy có một cái bóp Da của ai đánh rơi, nhìn quanh quẩn
không thấy một ai bà cầm bóp da về nhà mở ra xem thi thấy trong bóp có
2.800.000đ tiền mặt, 02 thẻ ATM, 01 giấy đăng ký xe máy và một số giấy tờ tùy
thân mang tên Trương Minh Hùng, người cùng sinh sống tại tổ 17 ấp 4 xã Vĩnh
Tân. Sau đó bà Chung đã tới báo cho gia
đình anh Trương Minh Hùng biết và trả lại toàn bộ giấy tờ cộng số tiền
2.800.000đ cho gia đình anh Hùng với
mong muốn trả lại người đánh mất. Trong khi biết bị mất tiền mà không biết rơi
ở đâu, anh Hùng đang lay hoay lục tung giường, tủ, chăn gối trong nhà để kiếm,
với vẻ mặt thất vọng. May sao bà Chung người cùng ngõ đã nhặt được và đem trả
lại cho anh, anh vô cùng súc động trước nghĩa cử cao đẹp của bà Chung. Nghèo mà
không tham của rơi, anh cảm ơn bà Chung và tỏ ý lòng thành muốn biếu lại bà vài
trăm ngàn, nhưng bà Chung chối luôn bà nói; thú thật tôi nghèo thì nghèo thật
nhưng tiền cùa người ta làm mồ hôi công sức cực lắm không may bị mất rất khổ
tâm, nỡ lòng nào tôi lại lấy mồ hôi công sức của chú để hưởng hay sao, tôi
không phải người tham, nếu phải người khác người ta không nói ra thì ai biết.
Vì vậy chú không phải biếu lại tôi làm gì, mình là bà con chòm xóm phải biết
thương yêu đùm bọc, bảo vệ nhau. Cảm nghĩ về câu nói và hành động của bà Hoàng
Thị Chung khiến cho tôi và một số bà con nhân dân ấp 4 chứng kiến phải đáng
khâm phục. Mặc dù hoàn cảnh gia đình bà Chung rất khó khăn cả hai ông bà năm
nay đã gần 70 tuổi, ông thì bị liệt phải ngồi xe lăn, bà thì trông cháu để 2
con bà đi làm công nhân, cuộc sống hàng ngày đều trông chờ vào phần lương ít ỏi
mà con bà đi làm hàng tháng mang về, tuy cuộc sống khó khăn là thế, song trong
tấm lòng của bà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống mà ông cha ta từng răn dạy
con cháu, nghèo cho sạch, rách cho thơm. Đây chỉ là một việc tốt nho nhỏ trong
muôn vàn việc tốt trong cuộc sống, dường như nó đã hình thành một truyền thống,
một nét đẹp văn hóa ở người dân xã Vĩnh Tân. Phát biểu cảm nghĩ về hành động
nhặt được của rơi trả lại cho người mất, bà Chung chỉ cười và nói: “Hồi còn
nhỏ, tôi luôn nhớ lời dạy của bố mẹ là không được lấy của ai vật gì và nếu có
nhặt được thì cũng tìm cách trả lại cho người bị mất. Bố mẹ còn dặn làm như vậy
chính là các con đã thực hiện thuyết “nhân quả” trong đạo Phật, bản thân mình
và các con, cháu của mình sau này sẽ được gặp may mắn, nó chứng minh cho đạo
đức và lòng tốt. Vâng theo lời bố mẹ dặn tôi luôn ghi nhớ và làm theo. Trước
đây năm 1990 mới vào sinh sống tại đất Vĩnh Tân cuộc sống đang bộn bề khó khăn
gia đình tôi bán vườn tràm cho ông chủ khai thác người ở Bào Me TT Vĩnh An. Khi
thanh toán tiền ông ấy đã trả lộn 3.800.000đ, trị giá lúc bấy giờ bằng hơn một cây
vàng, khi kiểm tiền thấy ông ấy nhầm tôi đã phải nhờ người liên lạc, tìm ông ấy
để trả lại. Sau khi xác nhận thông tin, số tiền và toàn bộ giấy tờ đã được trao
trả lại cho gia đình anh Trương Minh Hùng, tôi cùng ban Công tác Mặt trận ấp 4
đã đến gặp gỡ bà Chung để ghi lại những cử chỉ, hành động đáng trân trọng này,
để đề nghị các cấp cùng cộng đồng tyên dương, khen thưởng. Việc nhặt được của
rơi trả lại người đánh mất của bà Hoàng Thị Chung là một việc làm tử tế, mang
tính nhân văn sâu sắc, xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi
theo. Trong xã hội hiện nay, đâu đó tiền bạc và vật chất đã có sức lôi cuốn và
làm băng hoại đạo đức con người. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tin tưởng rằng, còn đó
những hành động, những nghĩa cử cao đẹp như bà Chung và nhiều người khác trong xã
hội tiến bộ và văn minh. Theo lời dạy của Bác Hồ Kính yêu, người tốt, việc
tốt ở đâu cũng có, ngành giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có. Những
việc làm của họ, dù nhỏ, nhưng giống như những giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất,
chảy về một hướng thành suối, thành sông và hợp thành biển cả... có một ý nghĩa
lớn lao, thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như lòng nhân ái "thương người
như thể thương thân", "mình vì mọi người" của nhân dân ta. Những
việc làm đó cần được khen thưởng đúng mức để động viên, khuyến khích mọi người
hăng hái làm những việc ích nước, lợi nhà./.
Điểm TTKH&CN