Ở lứa tuổi học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói
riêng, các em thường hiếu động, tò mò, thích khám phá, rất hay đùa nghịch nên
thường gặp tai nạn, thương tích trong trường học như té ngã gây chấn thương
hoặc vết thương chảy máu; nhưng vốn hiểu biết về phòng tránh những tai nạn,
thương tích hay kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu thì lại rất hạn chế, nên khi có sự
cố xảy ra nếu không ứng phó kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì
thế, việc trang bị các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh là điều rất cần
thiết. Không chỉ hướng dẫn cách phòng tránh được tai nạn, thương tích xảy ra mà
còn cần phải huấn luyện các em có kiến thức và kỹ năng phòng tránh tai nạn,
thương tích và sơ cấp cứu ban đầu. hướng dẫn chi tiết các giáo viên và
các em học sinh ở điểm trường về những kiến thức cơ bản, các khái niệm về
sơ cấp cứu, sự khác biệt giữa sơ cấp cứu và cấp cứu, mục đích của sơ cấp cứu,
các bước tiến hành sơ cấp cứu, xử trí các tình huống; dấu hiệu nhận biết của
các trường hợp tai nạn, nguyên nhân, nguy cơ và cách xử lý. Cách sơ cứu thông
thường như: sơ cứu học sinh bị ngã rách da dầu, cách sơ cứu bị bầm vập tím môi;
sơ cứu bị côn trùng cắn; sơ cứu bị ngất; sơ cứu bị chảy máu cam, sơ cứu bị ngã
gãy tay và băng bó vết thương… Qua đó, giúp các em học sinh nắm được kiến thức
và thực hành sơ cấp cứu tại cộng đồng, phòng ngừa và ứng phó tai nạn, thương
tích khi có xảy ra. Bên cạnh đó hướng tới xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực thì nhà trường luôn đưa ra những quy định chung, cần thiết để xây
dựng một trường học an toàn và phòng ngừa các tai nạn, thương tích như:
xây dựng một môi trường sinh hoạt có nề nếp, học tập, vui chơi đúng quy định
của nhà trường, không đùa giỡn quá mức, chơi những trò chơi nguy hiểm, leo trèo,
xô đẩy nhau.
Sau buổi tập huấn này các giáo viên và học sinh điểm trường có
thêm những kỹ năng cơ bản về sơ cứu ban đầu cơ bản các tình huống tai nạn
thường xảy ra tại các trường học.