Tham dự Lễ mít tinh hưởng ướng tháng
hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS có ông Lê Công Nhật – Chủ tịch UBND xã,
ông Lê Xuân Hải – PCT. UBND xã, cán bộ, công chức, các ban ngành đoàn thể xã và
ban nhân dân các ấp cùng tham dự.
Với sự tham gia, hỗ trợ của các cấp, các
ngành, các tổ chức, các tầng lớp nhân dân trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
để đạt được mục tiêu 90 – 90 – 90 vào năm 2023 và các mục tiêu chiến lược Quốc
gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2023 và tầm nhìn 2030, hướng tới kết thúc đại
dịch HIV/AIDS.
Nhằm huy động sự tham gia, sự đồng tâm
hiệp lực của các Ban ngành đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã vào
công cuộc phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương trở thành phong trào thường
xuyên và sâu rộng, để đạt được mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người
chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng thuốc vi rút và 90% người
nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi
rút ở mức thấp)”.
Căn bệnh thế kỷ dù đã phát hiện gần 30
năm nhưng Y học vẫn chưa có vacxin để dự phòng. Vì vậy việc phòng ngừa chủ yếu
bằng cách hạn chế các đường lây như đường máu, đường tình dục, đường mẹ truyền
sang con là chủ yếu.
Để
phòng ngừa HIV qua đường máu:
Tiêm chích nên sử dụng dụng cụ 1 lần rồi
bỏ. Nên dùng riêng các dụng cụ sắc, bén , nhọn xuyên qua da như kim châm cứu, kềm
cắt móng, dao cạo râu…
Mang bao tay khi tiếp xúc với máu, dịch
tiết của người nhiễm .
Phòng
ngừa qua đường tình dục:
Sống chung thủy một vợ một chồng, sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục. bao cao su là dụng cụ quen thuộc trong ngừa
thai, hiện là phương tiện khá hữu hiệu để phòng tránh AIDS và các bệnh lây truyền
qua đường tình dục. Tuy nhiên phải sử dụng đúng cách mới có hiệu quả.
Phòng
ngừa theo đường mẹ truyền sang con:
Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên mang thai,
nếu muốn mang thai nên tham gia chương trình dự phòng lây nhiễm sang con.
Để phát hiện nhiễm HIV chỉ có xét nghiệm
máu mới tìm ra được.
Người nhiễm HIV thường có nhiều chấn động
về tâm lý như: sợ hãi, lo lắng, chán nản, tuyệt vọng, dễ dẫn đến các hành vi
tiêu cực như tự tử hoặc sống buông thả bất cần.
Do đó, họ cần được sự hỗ trợ về tâm lý:
sự tôn trọng, cảm thông, sự quan tâm của mọi người xung quanh, tình thương yêu
và chăm sóc của gia đình, cách đối xử công bằng, không phân biệt, không phân biệt,
không kỳ thị, không hắt hủi của xã hội, giúp người nhiễm HIV/AIDS dần dần bình
tâm trở lại, sống có ích cho bản thân, gia đình xã hội và tránh lây lan cho cộng
đồng.
Phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS là bảo vệ
bản thân, gia đình và xã hội, nhằm ngăn chặn không có người nhiễm mới góp phần
đảm bảo an sinh xã hội cũng như đảm bảo sự ổn định của tất cả mọi người.
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của
gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm
HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong hoạt động dự phòng lây nhiễm
HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS./.
(Trạm
y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ướng tháng hành động Quốc gia phòng chống
HIV/AIDS)
Đặng Hùng