Bệnh do các loài nấm bệnh Phytopthora gây ra.
Phổ biến là nấm Phytopthrora palmivora hại ở mặt cạo củacây cao su và
Phytopthora botryosa hại ở lá và trái cao su. Khi bệnh phá hại trên các vết cắt
mặt cạo mủ còn gọi là bệnh loét sọc mặt cạo.
Triệu
chứng của bệnh: Những nơi như trên thân, cành xuất hiện lớp vỏ hoá nâu có nhiều
mụn nhỏ kích thước 1-2 mm, sau đó mụn lan rộng làm thân, cành bị nứt vỏ và mủ
rỉ ra từ vết nứt. Những cây bị bệnh nặng sẽ sinh trưởng chậm, thậm chí bị chết.
Điều
kiện gây bệnh: Tiết tiểu mãn vừa qua trời có mưa sau đó tiếp tục nắng
nóng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh trên cây cao su ở diện rộng.
Dấu
hiệu nhận biết: Từ các vị trí bị hại, nhựa chảy ra thành từng giọt hay từng
dòng. Bệnh nặng vết bệnh ăn sâu vào lõi gỗ. Nếu dùng dao vạt lớp vỏ chỗ của vết
bệnh thì sẽ nhận thấy triệu chứng như mô tả của thư là thấy các sọc đen sẫm
trên bề mặt gỗ thân. Trên cây cao su trưởng thành đã khai thác các mô bị
bệnh cũng chảy nhựa nhưng lớp vỏ thường sưng phồng lên do phiến nhựa đã keo khô
lại nằm giữa lõi gỗ và tầng vỏ. Phiến nhựa thâm đen và có mùi hôi khó chịu. Bề
mặt lõi gỗ trên thân bị bệnh cũng thâm đen. Chiều dài vết thâm tới 20 – 30 cm.
Hậu quả: Bệnh xuất hiện trên cây cao su trên 3
năm tuổi. Đối với những cây bị bệnh nặng thì khi quan sát thấy sinh trưởng bị
chựng lại, đôi khi gây chết cả cây mà không lấy được gỗ cao su.
Trị
bệnh: đối với cây bị bệnh ở thân, cành trên cao dùng các loại thuốc sau:
Thuốc
Vicarben 50HP pha 10-16ml thuốc với 10 lít nước hoặc thuốc Carbenzim 500FL, pha
20ml thuốc với 10 lít nước, phun ướt đều cây. Những cây cao su bị bệnh nặng ở
phần thân dùng dao cạo sạch vùng vỏ cây bị bệnh và sử dụng các thuốc sau: thuốc
ACROBAT MZ 90/600WP pha 15-20g với 1 lít nước hoặc thuốc Ridomil 72WP 30g pha
với 1 lít nước quét lên vết bệnh.
Phương
pháp phòng bênh: Làm cỏ và vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ hạn chế sự phát sinh
và gây hại của bệnh. Phối hợp chất bám dính để tăng hiệu quả và hạn chế sự rửa
trôi do nước mưa.