Bơ là một trong những loại cây ăn
quả có giá trị dinh dưỡng cao nhất, giàu năng lượng (trung bình 245 calo/100g
thịt trái), hàm lượng chất béo cao (26,4g/100g) chứa nhiều vitamin A (0,17mg),
vitamin B, vitamin E và nhiều chất bổ dưỡng khác có lợi cho sức khỏe con người.
Nghiên cứu của Koch, F.D,1983 cho rằng hàm lượng dầu tổng số trong thịt trái bơ
rất cao chỉ sau trái oliu và hàm lượng dầu trong trái bơ có thể làm giảm
cholesterol trong máu. Vitamin E trong bơ có tác dụng bảo vệ các axit chống lại
sự oxy hóa, nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi sáng
và căng hơn. Dầu trái bơ còn được dùng làm xà phòng hảo hạn hay các loại mỹ
phẩm cao cấp.
1.Thời
điểm trồng
Thời điểm tốt nhất để trồng bơ là
vào đầu mùa mưa (Tháng 5, Tháng 6 Dương Lịch). Tuy nhiên nếu điều kiện tưới
tiêu cho phép, bà con cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa hoặc cuối mùa khô
Nếu trồng trong mùa khô, cần tiến
hành đánh bồn để tiện tưới nước, kết hợp phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, vỏ lạc,…
hoặc các vật liệu có sẵn tại địa phương. Ngoài ra nếu trồng ở khu vực đất
trống, hoặc xen với cây cà phê còn nhỏ chưa giao tán, phải tiến hành che nắng
và chắn gió cẩn thận.
Có thể tiến hành che nắng – chắn gió
bằng lá dừa hoặc lưới nilon.
2. Mật độ
trồng
- Trồng độc canh: 400 cây - 600
cây/1ha
3. Kỹ
thuật trồng
-Điều kiện đất: Đất trồng bơ nên
thoát nước tốt, tránh bị hiện tượng ngập úng gây nấm rễ chết cây. Lượng mưa
hàng năm của khu vực phải đạt từ 1200 – 1500mm. Độ pH của đất từ 5 – 7. Nếu
trồng xen canh với cây cà phê phải bổ sung thêm vôi.
-Tiến hành đào hố trồng bơ có kích
thước 60 x 60 x 60cm. Mỗi hố dùng lớp đất mặt trộn đều với 10kg phân chuồng
hoai mục (hoặc 7kg phân hữu cơ vi sinh), 300 – 500g phân lân, 300 – 500g vôi và
1 hạt long não để chống mối.
Khi trồng cần xé bầu nhẹ nhàng hạn
chế làm vỡ bầu, đứt rễ. Nên dùng dao hoặc kéo cắt và gỡ phần túi nilon ở đáy
bầu (khoảng 3-5cm tính từ đáy). Sau đó đặt bầu vào chính giữa hố. Nén nhẹ phần
đất xung quanh để cố định bầu. Tiếp đó dùng dao hoặc kéo cắt túi nilon từ trên
xuống dưới, lấp đất và tiếp tục nén nhẹ đồng thời rút phần túi nilon ra.
Lấp đất đã trộn phân vào đầy hố đồng
thời dùng chân dẫm nhẹ xung quanh để nén đất. Khi trồng không nên trồng sâu,
mặt bầu ngang với mặt đất.
LƯU Ý: Đối với khi trồng các giống
bơ ghép. Vị trí ghép cần cách mặt đất 15-20cm. Nếu trên chồi ghép mọc ra 2-3
cành chỉ cần giữ lại 1 cành khỏe mạnh để cây dồn dinh dưỡng vào cành này. Bên
cạnh đó thường xuyên kiểm tra và vặt bỏ các chồi mọc ra từ gốc ghép. Đối với
cây còn dây ghép bà con cần gỡ bỏ sạch sẽ tránh hiện tượng dây ghép bó cứng làm
ảnh hưởng đến sự phát triển thân, tạo thành vết hằn khiến cây dễ gãy đổ. Sau
khi trồng xong cần cắm cọc cố định cây.
-Bón phân:
+Năm thứ nhất: Sau khi trồng khoảng
20 ngày. Cần tiến hành bón thúc cho bơ. Sử dụng phân NPK tỷ lệ 2:2:1. Mỗi hố từ
0,1kg (100g). Khi bón cần tưới nước để phân tan nhanh và thấm đều xuống đất.
Sau đó tiếp tục bón liều lượng như trên nhưng giãn khoảng cách ra 30 ngày 1
lần.
+Năm thứ hai: Tiếp tục bón NPK nhưng
tăng lượng phân mỗi gốc lên 200 – 300g. Mỗi năm bón 6 lần, 3 lần vào mùa mưa, 3
lần vào mùa khô. Khi bón mùa khô cần tưới nước khi bón
+Năm thứ ba: Nếu là bơ ghép thì từ
năm thứ 3 cây bắt đầu ra quả bói. Nên để lại số lượng quả tùy theo sức của cây.
Thông thường là 1-3 quả / cành. Khi quả được 1 tháng đến khi thu hoạch (5-6
tháng) tiến hành bón 3 đợt phân, mỗi đợt 2kg phân NPK. Sau khi thu hoặc bón bổ
sung 1-2kg Ure và cắt tỉa cành yếu để cây nhanh chóng hồi phục.
+Lưu ý khi cây ra hoa không nên tưới
nước, bón phân mà nên chờ đến khi hoa đậu thành quả. Để tránh rụng quả cần bổ
sung thêm phân Kali
+Bơ trồng xen cà phê, từ năm thứ 3
có thể giảm lượng phân xuống một nửa vì cây đã được thừa hưởng lượng phân từ cà
phê
-Tưới tiêu cho Bơ
+ Năm đầu: Khi trồng xong cần tiến
hành tưới ngay, nếu trồng mùa khô sau trồng 3-5 ngày phải tưới lại kết hợp với
phủ gốc bằng rơm, cỏ khô, trấu… Sau đó cứ 10-15 ngày tưới 1 lần. Nên đánh bồn 1
x 1m để tiện cho việc tưới nước.
+ Năm thứ hai: Bộ rễ đã ăn sâu nhưng
vẫn phải thường xuyên tưới bổ sung trong mùa khô, thường khoảng 4-5 đợt, mỗi
đợt cách nhau 15-20 ngày.
+ Năm thứ ba trở đi: Nếu trồng xen
cà phê thì không cần phải tưới nước. Chỉ cần tưới cà phê, bơ sẽ dùng chung
lượng nước này với cà phê. Còn trồng thuần thì khoảng 20-25 ngày tưới một đợt.
Tránh tưới nước vào thời điểm cây đang ra hoa mà phải chờ đến khi đã đậu quả
mới tưới.
-Cắt tía cành tạo tán cho Cây Bơ
Bơ trồng từ hạt thân thường mọc
thẳng và cành ngang ngắn, còn bơ ghép thường phát sinh cành ngang rất sớm. Hiện
nay phương pháp trồng từ hạt không còn phổ biến nhiều. Do đó chúng ta sẽ tập
trung vào cắt tỉa cành tạo tán cho các giống bơ ghép.
Đối với trồng xen cà phê, ngay khi
mới trồng, bà con chỉ nên để 1 cành mọc từ chồi ghép. Nhằm mục đích dồn chất
dinh dưỡng cho cành này. Đồng thời, cành không bị cạnh tranh sẽ có xu hướng mọc
thẳng và dể tạo hình cũng như tiết kiệm được diện tích. Khi cây cao hơn tán cà
phê 1-2 m tiến hành hãm ngọn để cây ra cành ngang.
Còn đối với trồng thuần, bà con có
thể để cây phát triển tự nhiên. Bấm ngọn ở độ cao 60 cm đến 70 cm. Sau đó cắt
tỉa cành chồng chéo, chồi vượt… tạo tán tỏa đồng đều.
Khi cây đã định hình và vào giai
đoạn thu hoạch, cần thường xuyên cắt bỏ cành yếu, cành có dấu hiệu sâu bệnh.
Những cành nhỏ nhưng manh nhiều trái, cần phải có biện pháp chống đỡ vì cành bơ
rất giòn, dễ gẫy đổ.
-Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu cuốn lá: sâu nhả tơ cuốn lá
lại để làm tổ, sâu dài khoảng 10mm, màu xanh và có những lằn ngang không rõ
rệt. Trưởng thành, sâu làm nhộng trong các tổ lá, nằm yên 5-7 ngày rồi vũ hóa.
Dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun diệt trừ. Nếu có điều kiện, trước
khi phun thuốc, nên gỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng thêm hiệu lực của
thuốc.
+ Sâu cắn lá: có rất nhiều loài, sâu
ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Có thể tìm
thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc
cây, đêm đến bò ra phá hại.
+ Rầy bông: rầy thường xuất hiện vào
mùa mưa, chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng,
dùng supracide, suprathion, bassa,… phun trừ rầy khi thấy xuất rầy xuất hiện.
+ Bệnh thối rễ: do nấm Phytophthora
cinnamoni gây ra, ở những chân đất có thuỷ cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rễ
chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị
bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ
ngọn xuống thân chính. Áp dụng một số biện pháp phòng trừ sau:
Không dùng hạt giống bị nhiễm bệnh
và vệ sinh vườn ươm sạch sẽ phòng chống bệnh phát sinh và lan tràn.
Trồng bơ trên các loại đất có kết
cấu tơi xốp, tầng đất canh tác đủ sâu, rút nước nhanh khi mưa.
Phát hiện kịp thời những vết thối
trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng, vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên
đào và hủy bỏ để bệnh không lan tràn.
+ Bệnh đốm lá: trên lá có hình dạng
và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, màu nâu. Bệnh có
thể lây qua trái, trái bị bệnh sẽ giá trị, bệnh tồn tại trên lá già để phát tán
khi có điều kiện thích hợp.
+ Bệnh héo rũ: lá héo, chết rất
nhanh, nếu lột vỏ cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở
phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Dùng thuốc hóa học Anvil, Daconil, Aliette,… để phòng
trừ