Hiện nay, nhiều nông dân rất nhạy bén với cây
trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn như bà con nông
dân ở ấp 6 và ấp chợ xã Suối Nho, huyện
Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Người dân nhận
thấy được nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế cao của cây bạc hà hay còn gọi
là cây dọc mùng có thu nhập cao nên đã chuyển đổi giống cây trồng từ cây điều
già cỗi cho thu nhập thấp sang trồng cây bạc hà cho thu nhập cao trên 300 triệu
đồng/năm từ việc trồng bạc hà (dọc mùng).
Sau 4 tháng trồng và chăm sóc, cây bạc hà của bà
con bắt đầu cho thụ hoạch, bán với giá cao và đầu ra ổn định. Thấy rằng trồng bạc
hà có lãi cao nên bà con nông dân quyết định mở rộng diện tích trồng. Đầu từ
chi phí cho loại cây trồng này không nhiều, với 01 ha bạc hà, chi phí bỏ ra ban
đầu chưa đến 3 triệu đồng từ việc mua con giống (với giá 500đồng/cây bạc hà
con). Khi cây trưởng thành, sau mỗi đợt thu hoạch, bà con chỉ rải thêm phân DAP
và urê (trung bình một tháng từ 1- 2 bao phân) để cây phát triển, ngoài ra
không tốn thêm chi phí nào.
Được biết, cây bạc hà thích hợp với nhiều loại
đất và có thể sống chung với chuối, cam mà năng suất vẫn cao. Nhưng theo kinh
nghiệm của bà con chia sẻ: “Tốt nhất là trồng chuối cau, một loại chuối thân nhỏ,
tàu lá thẳng đứng, ít bóng râm, không làm ảnh hường đến đến sự phát triển của
cây bạc hà lại cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với chuối xiêm”.
Đến
nay toàn xã Suối Nho diện tích trồng bạc
hà hơn 50 ha, Từ hiệu quả của mô hình trồng rau bạc hà, bà con nông dân trong vùng nhân rộng mô
hình này trên diện rộng để đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường.
Nhìn
chung, qua đánh giá sơ bộ cho thấy việc chuyển đổi từ đất trồng cây
điều sang trồng cây hàng năm là cây
bạc hà kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo
hướng an toàn sẽ cho thu nhập cao, mang lại kinh tế ổn định cho người dân
đồng thời góp phần tăng thu nhập cho bà con
hướng tới Nông thôn mới nâng cao thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu
/ha/năm./.
Tin ảnh: Giáng Thu