1. Địa điểm tọa lạc của giáo xứ Gia Tôn
Giáo xứ Gia Tôn hiện tọa lạc tại ấp 3, xã Sông
Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đây là một trong những khu vực có dân cư đông đúc nên
không có gì khó hiểu khi tòa thánh này lúc nào cũng có đông giáo dân đến cầu
nguyện và xưng tội.
Nếu bạn cũng đang sinh sống
gần khu vực trên, bạn có thể đến đây tiến hành các nghi lễ tôn giáo hoặc tham
quan ngôi nhà thờ được đông đảo các giáo dân tín ngưỡng nhé.
2. Sơ
lược lịch sử hình thành của giáo xứ Gia Tôn
Năm 1975,
khoảng 350 giáo dân từ khu vực Tam Hiệp, Hố Nai, Trảng Bom và Bàu Cá vào khai
hoang lập nghiệp tại cây số 7 của đoạn đường vào Cây Gáo. Ban đầu, số giáo dân
này vì không có nhà nguyện lại không có cha coi sóc nên phải tá túc tham dự
thánh lễ tại các nhà thờ lân cận như Vườn Ngô, Lộc Hòa, Quảng Biên và Đồng
Phát. Tháng 02.1987, Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng quy tụ giáo dân đang sống
tại khu vực cây số 7 và thành lập Giáo họ Lộc Thiên, đồng thời bổ nhiệm Cha
Gioan Baotixita Nguyễn Cao Lộc coi sóc. Một năm sau, cộng đoàn Lộc Thiên dựng
một nhà nguyện bằng tre, lá (5m x 9m) làm nơi đọc kinh cầu nguyện. Ngày
19.05.1989, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật nâng Giáo họ Lộc Thiên lên
thành GHBL và đổi tên thành GHBL Gia Tôn. Năm 2006, cộng đoàn Gia Tôn đã khởi
công xây dựng và khánh thành nhà nguyện bằng vật liệu kiên cố và nhà xứ. Một
năm sau, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh nâng Giáo họ Gia Tôn lên thành Giáo xứ
và cử Cha Đaminh Lê Văn Thông coi sóc Giáo xứ trong tư cách Cha xứ tiên khởi.
Năm 2011, cộng đoàn Giáo xứ Gia Tôn đã xây dựng và khánh thành nhà thờ và nhà
giáo lý. Một năm sau, Cha Philipphê Phạm Duy Linh kế nhiệm Cha Đaminh phụ trách
Giáo xứ. Dưới sự giúp đỡ của Cha Philipphê, cộng đoàn Giáo xứ Gia Tôn đang hoàn
thiện các cơ sở vật chất và dần lớn mạnh trong đời sống đức tin.
3. Các
hoạt động nổi bật của giáo xứ Gia Tôn
Không chỉ tổ chức các buổi lễ
thánh cho giáo dân của mình, nhà Thờ Gia Tôn còn có rất nhiều các hoạt
động nổi bật suốt thời gian qua, chẳng hạn như:
- Tổ chức chương trình tặng quà
cho người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, trong chương trình
này mọi người còn được học hỏi giao lưu lẫn nhau mà không phân biệt tôn giáo,
vùng miền hay dân tộc.
- Tổ chức các lớp học giáo lý
cho các cặp đôi muốn kết hôn và cho những giáo dân mới tham gia vào công giáo.
- Đào tạo ca đoàn để thường
xuyên phục vụ các sự kiện trọng đại diễn ra trong ngoài giáo xứ.
4. Các
hoạt động của giáo dân tại giáo xứ Gia Tôn
Khi đến với nhà thờ Gia Tôn, các giáo dân sẽ có rất nhiều những hoạt động như:
- Học giáo lý để hiểu rõ hơn về tôn giáo mà mình theo
đuổi
- Tham gia vào ca đoàn để phục vụ văn nghệ cho mọi người
cùng thưởng thức
- Cầu nguyện những điều tốt lành cho gia đình và những
người thân yêu
- Xưng tội, rửa tội để nhận về sự bình yên cho tâm hồn
- Tham gia các hoạt động thiện nguyện san sẻ yêu thương
- Tham quan công trình kiến trúc hiện đại để được mở
mang tầm mắt
5. Một
số lưu ý cần biết khi đến giáo xứ Gia Tôn
Do là một nơi thờ cúng linh thiêng, nên các
giáo dân và cả khách vãng lai đến với giáo xứ Gia Tôn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bạn cần phải ăn mặc lịch sự để thể hiện sự tôn kính
đối với các bậc thánh nhân.
- Bạn không được gây ồn ào tại khu thánh đường để tránh
làm ảnh hưởng đến những người khác.
- Bạn không được xả rác bừa bãi trong khuôn viên nhà thờ
để giữ gìn vệ sinh chung.
- Bạn cần phải tuân thủ tất cả các quy định được nhà thờ
áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người.
Như vậy có thể thấy giáo xứ Gia Tôn đúng là một địa điểm tham quan đầy lý thú với quần
thể kiến trúc độc đáo, các hoạt động trải nghiệm đa dạng và lịch sử dày dặn chờ
bạn đến khám phá.