1- Vị trí
địa lý:
Xã Sông Trầu nằm
ở phía Bắc của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích tự nhiên của xã
là 4.313,34 ha, chiếm 13,32% diện tích tự nhiên toàn huyện; diện tích đất nông nghiệp là 3.226,04ha, trong đó
diện tích trồng lúa là 48,3 ha. Dân số toàn xã là 26.839 người. Hộ gia đình là
6.480 hộ.
Đảng bộ xã có 15 chi bộ trực thuộc, gồm:
08 chi bộ ấp, 05 chi bộ trường học, 01 chi bộ Quân sự và 01 chi bộ Công an; tổng số đảng viên trong Đảng bộ
là 326 đồng chí; trong đó đảng viên miễn sinh hoạt
là 47 đồng chí và đảng viên có Huy hiệu Đảng từ 30 năm
đến 75 năm là 55 đồng chí.
2- Lãnh đạo
xã qua các thời kỳ
*/- Ban Chi
ủy, Chi bộ nhiệm kỳ 1994 - 2000
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
1
|
Lưu
Quang Tân
|
Bí
thư Chi bộ
|
2
|
Ngô
Văn Lộc
|
Phó
Bí thư Chi bộ, CT UBND xã
|
3
|
Đỗ
Minh Mẫn
|
Chi
ủy viên, PCT UBND xã
|
4
|
Vũ
Đức Vượng
|
Chi
ủy viên, CT UBMTTQ VN xã
|
5
|
Nguyễn
Văn Thuận
|
Chi
ủy viên, PCT HĐND xã
|
- Đại hội Chi bộ lần I vào ngày 16/01/1996 đã bầu Ban
Chấp hành gồm 05 đồng chí
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
1
|
Lưu
Quang Tân
|
Bí
thư Chi bộ
|
2
|
Ngô
Văn Lộc
|
Phó
Bí thư Chi bộ, CT UBND xã
|
3
|
Đỗ Minh Mẫn
|
Chi ủy viên, PCT UBND kiêm
Trưởng Công an xã
|
4
|
Vũ
Đức Vượng
|
Chi ủy viên, CT UBMTTQ VN xã
|
5
|
Nguyễn
Ngọc Khánh
|
Chi
ủy viên, PCT UBND xã
|
- Ngày 25/5/1999 thành lập Đảng bộ lâm thời. Huyện ủy
Thống Nhất chỉ định Ban Chấp hành lâm thời gồm 07 đồng chí
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
1
|
Lưu
Quang Tân
|
Bí
thư Đảng bộ
|
2
|
Ngô
Văn Lộc
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT UBND xã
|
3
|
Nguyễn
Ngọc Khánh
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
4
|
Đỗ
Minh Mẫn
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
5
|
Nguyễn
Tấn Cương
|
Đảng
ủy viên, CT HĐND xã
|
6
|
Phạm
Văn Tuệ
|
Đảng
ủy viên, PCT HĐND xã
|
7
|
Trần
Trung Nguyên
|
Đảng
ủy viên, CHT Ban CHQS xã
|
*/- Ban Chấp
hành Đảng bộ khóa II nhiệm kỳ 2001 - 2005
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
1
|
Lưu
Quang Tân
|
Bí
thư Đảng bộ
|
2
|
Ngô
Văn Lộc2
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT UBND xã
|
3
|
Nguyễn
Ngọc Khánh
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
4
|
Nguyễn
Ngọc Bảo
|
Đảng
ủy viên, CT MTTQ VN xã
|
5
|
Trần
Trung Nguyên
|
Đảng
ủy viên, CHT Ban CHQS xã
|
6
|
Vòng
A cẩu
|
Đảng
ủy viên, Trưởng Công an xã
|
7
|
Phạm
Thị Hoa
|
Đảng
ủy viên, CN UBKT Đảng ủy
|
8
|
Trần
Văn Phúc2
|
Đảng
ủy viên, CHT Ban CHQS xã
|
*/- Ban Chấp
hành Đảng bộ khóa III nhiệm kỳ 2005 - 2010
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
1
|
Ngô
Văn Lộc
|
Bí
thư Đảng bộ
|
2
|
Trần
Trung Nguyên
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT UBND xã
|
3
|
Đặng
Quang Hoạch5
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT UBND xã
|
4
|
Trần
Văn Phúc4
|
Đảng
ủy viên, CHT Ban CHQS xã
|
5
|
Nguyễn
Ngọc Bảo
|
Đảng
ủy viên, CT MTTQ VN xã
|
6
|
Đỗ
Thị Hồng Châu
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
7
|
Vòng
A Cẩu
|
Đảng
ủy viên, Trưởng Công an xã
|
8
|
Phạm
Văn Tuệ3
|
Đảng
ủy viên, PCT HĐND xã
|
9
|
Lâm
Quang Dũng5
|
Đảng
ủy viên, CHT Ban CHQS xã
|
*/- Ban Chấp
hành Đảng bộ khóa IV nhiệm kỳ 2010 – 2015
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
1
|
Trần
Văn Phúc
|
Bí
thư Đảng bộ
|
2
|
Đỗ
Thị Hồng Châu
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT UBND xã
|
3
|
Nguyễn
Thị Lương
|
Đảng
ủy viên, CT UBMTTQ VN xã
|
4
|
Vương
Đăng Giáp
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
5
|
Lâm
Quang Dũng
|
Đảng
ủy viên, CHT Ban CHQS xã
|
6
|
Nguyễn
Văn Thạch
|
Đảng
ủy viên, Trưởng Công an xã
|
7
|
Tống
Duy Kiên
|
Đảng
ủy viên, PHT Trường TH Lê Văn Tám
|
8
|
Nguyễn
Thanh Chương
|
Thường
trực Đảng ủy
|
9
|
Hà
Văn Lập6
|
Đảng
ủy viên, PCT HĐND xã
|
*/- Ban Chấp
hành Đảng bộ khóa V nhiệm kỳ 2015 – 2020
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
1
|
Trần
Văn Phúc
|
Bí
thư Đảng bộ, CT HĐND xã
|
2
|
Đặng
Đình Bừng7
|
Bí
thư Đảng bộ
|
3
|
Đỗ
Thị Hồng Châu
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT UBND xã
|
4
|
Nguyễn
Văn Dũng
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT UBND xã
|
5
|
Nguyễn
Trường Dương
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT HĐND xã
|
6
|
Nguyễn
Thanh Chương
|
Thường
trực Đảng ủy
|
7
|
Vương
Đăng Giáp
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
8
|
Nguyễn
Phú Hữu
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
9
|
Nguyễn
Thị Ngọc Yến11
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
10
|
Hà
Văn Lập
|
Đảng
ủy viên, PCT HĐND xã
|
11
|
Nguyễn
Thế Long
|
Đảng
ủy viên, PCN UBKT Đảng ủy
|
12
|
Hoàng
Thị Lan Anh
|
Đảng
ủy viên, CT UBMTTQ VN xã
|
13
|
Lâm
Quang Dũng
|
Đảng
ủy viên, CHT Ban CHQS xã
|
14
|
Nguyễn
Văn Thạch
|
Đảng
ủy viên, Trưởng Công an xã
|
*/- Ban Chấp
hành Đảng bộ khóa VI nhiệm kỳ 2020 – 2025
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
1
|
Phạm
Văn Trí
|
Bí
thư Đảng bộ
|
2
|
Nguyễn
Trường Dương
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT HĐND xã
|
3
|
Nguyễn
Văn Dũng
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT UBND xã
|
4
|
Phan
Trọng Huy13
|
Phó
Bí thư Đảng bộ, CT UBND xã
|
5
|
Vương
Đăng Giáp
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
6
|
Nguyễn
Thị Ngọc Yến
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
7
|
Phạm
Trường Giang
|
Đảng
ủy viên, PCT UBND xã
|
8
|
Nguyễn
Thế Long
|
Đảng
ủy viên, PCN UBKT Đảng ủy
|
9
|
Hoàng
Thị Lan Anh
|
Đảng
ủy viên, PCT HĐND xã
|
10
|
Lâm
Quang Dũng
|
Đảng
ủy viên, CT Hội Cựu Chiến binh xã
|
11
|
Lương
Trọng Quỳnh
|
Đảng
ủy viên, Bí thư Đoàn Thanh niên xã
|
12
|
Vũ
Văn Khuyên
|
Đảng
ủy viên, CT UBMTTQ VN xã
|
13
|
Phạm
Quang Thái15
|
Đảng
ủy viên, PCN UBKT Đảng ủy
|
14
|
Hoàng
Thị Thanh Thủy
|
Đảng
ủy viên, CT Hội Phụ nữ xã
|
15
|
Nguyễn
Thị Kim Liễu16
|
Đảng
ủy viên, CT UBMTTQ VN xã
|
16
|
Lê
Hùng Khánh
|
Đảng
ủy viên, Trưởng Công an xã
|
17
|
Vũ
Anh Xuân15
|
Đảng
ủy viên, CHT Ban CHQS xã
|
3- Tóm tắt
lịch sử phát triển và truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân xã Sông Trầu
Những năm đầu thế kỷ XX, khi bắt
đầu tiến hành khai thác thuộc địa ở Biên Hòa -
Đồng Nai, tư bản thực dân Pháp nhận thấy khu vực Trảng Bom (bao gồm cả Sông
Trầu ngày nay) với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc khai thác
gỗ tự nhiên và đặc biệt là phát triển cây cao su. Năm 1908, Công ty Cao su Đồng
Nai (Les caoutchous du Donai viết tắt LCD) từ công ty kỹ nghệ và rừng Biên Hòa
trước đây được thành lập, đối tượng của công ty là khai thác rừng, xây dựng đồn
điền cao su, các loại cây có dầu và cây nứa ở Đông Dương. Trong các năm 1914 -
1918, Công ty cao su Đồng Nai tập trung khai phá rừng và xây dựng 3 đồn điền
cao su: đồn điền Trảng Bom, đồn điền Cây Gáo (huyện Trảng Bom) và đồn điền Túc
Trưng thuộc (huyện Định Quán), thời kỳ này vùng đất Sông Trầu là nơi tiếp giáp
giữa đồn điền cao su Trảng Bom và đồn điền cao su Cây Gáo. Cũng từ đây, vùng
đất Sông Trầu bắt đầu đón nhận những lao động mới: phu công tra là những nông dân miền Trung, miền Bắc được tư bản thực dân Pháp
thông qua bọn mộ phu để đưa vào lao động, phá rừng khai thác gỗ rừng và trồng
cao su trong đồn điền. Từ năm 1954, chính quyền Sài Gòn thực hiện chính sách
đưa đồng bào có đạo từ miền Bắc và sau đó là đồng bào Hoa, Nùng từ Quảng Ninh
vào định cư ở một số khu vực trong đó có Trảng Bom thì một số ít đồng bào người
Hoa, Nùng đã tiến sâu vào khai phá vùng đất Sông Trầu lập thêm những xóm, ấp
mới.
Từ sau năm 1975 đất nước thống
nhất, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích di dân
đến những vùng kinh tế mới ở Đông Nam bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng, trong
đó một bộ phận đồng bào các dân tộc từ khắp các vùng trên cả nước đến Sông Trầu
khai hoang sản xuất, an cư lạc nghiệp. Mặt khác, do Sông Trầu cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi,
đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa quanh năm, lại nằm gần các trung tâm kinh tế lớn
của tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam bộ, vì vậy từ sau năm 1975 đến nay xã
Sông Trầu luôn đón nhận nhiều nguồn dân cư từ khắp các địa phương trên cả nước
đến định cư lập nghiệp xây dựng nên những xóm, ấp đông đúc dân cư như hiện nay.
Về mặt địa giới hành chính đối
với vùng đất Sông Trầu có sự thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau:
Thời kỳ nhà
Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 2 (1821), vùng đất của xã Sông Trầu ngày nay thuộc về
tổng Phước Vĩnh huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. Đến năm 1897,
sau khi chính quyền thuộc địa Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ
của triều Nguyễn và bố trí lại về địa lý hành chính thì vùng đất Sông Trầu
thuộc về xã Bình Trước, tổng Phước Vĩnh Thượng (tách từ tổng Phước Vĩnh).
Đến đầu thập
niên 1900, thực dân Pháp tổ chức hành chính tỉnh, dưới có các quận, xã; vùng
đất Sông Trầu thuộc xã Trảng Bom, quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa.
Năm 1956 chính
quyền Sài Gòn bố trí lại địa lý hành chính, bãi bỏ cấp tổng, các làng gọi là
xã, khu vực Trảng Bom được tách thành 3 xã mới là Bùi Tiếng, Hố Nai và Trảng
Bom thuộc quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa. Từ ngày 7-2-1963 chính quyền Sài Gòn
thành lập quận Đức Tu trên cơ sở tách từ xã Tam Hiệp lên tới Trảng Bom thuộc
quận Châu Thành trước đây, vùng đất Sông Trầu thuộc xã Trảng Bom, quận Đức Tu,
tỉnh Biên Hòa cho đến năm 1975.
Với chính quyền
kháng chiến, từ 1945 vùng đất Sông Trầu thuộc xã Trảng Bom, quận Châu Thành,
tỉnh Biên Hòa. Từ năm 1948 do yêu cầu nhiệm vụ kháng chiến quận Châu Thành được
chia tách thành hai huyện Châu Thành và Vĩnh Cửu, vùng đất Sông Trầu thuộc xã
Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu. Trong những năm từ 1951 - 1954, Sông Trầu thuộc xã
Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Thủ Biên (thành lập tháng 5-1951 trên cơ sở sáp
nhập hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa). Sau tháng 7-1954, tỉnh Biên Hòa tái
lập, vùng đất Sông Trầu thuộc xã Trảng Bom huyện Vĩnh Cửu.
Tháng 10 năm
1966, huyện Trảng Bom thuộc tỉnh Biên Hòa được thành lập với vùng đất rộng lớn
bao gồm cả huyện Thống Nhất ngày nay. Đến tháng 10 năm 1967, để chuẩn bị cho
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968, chính quyền cách mạng
nhập một số huyện vào để thuận lợi cho nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến,
trong đó Sông Trầu thuộc huyện Trảng Bom thuộc tỉnh Biên Hòa (U1).
Tháng 5 năm
1971, huyện Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu sáp nhập thuộc phân khu Thủ Biên (Phân
khu 5), lúc này vùng đất Sông Trầu thuộc xã Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu, phân khu
Thủ Biên.
Tháng 10/1972
lập lại huyện Trảng Bom thuộc tỉnh Biên Hòa (Biên Hòa nông thôn), vùng đất Sông
Trầu thuộc huyện Trảng Bom.
Đến tháng 10 năm
1973, Trung ương cục miền Nam thành lập huyện 121, sau đó đổi tên thành huyện
Thống Nhất (căn cứ trên đặc điểm địa phương gồm nhiều thành phần dân tộc, tôn
giáo) diện tích huyện Thống Nhất bấy giờ bao gồm hai huyện Trảng Bom và Thống
Nhất ngày nay, Sông Trầu thuộc xã Trảng Bom, huyện Thống Nhất.
Từ tháng 1 năm
1976, xã Trảng Bom tách ra thành 02 xã: Trảng Bom 1 và Trảng Bom 2 thuộc huyện
Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Sông Trầu thuộc xã Trảng Bom 1, huyện Thống Nhất,
tỉnh Đồng Nai.
Ngày 29/8/1994,
thực hiện Nghị định số 109/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, xã Trảng Bom 1, huyện
Thống Nhất được giải thể để thành lập thị trấn Trảng Bom, một phần đất của xã
Trảng Bom 1 tách ra thành lập xã Sông Trầu, huyện Thống Nhất. Đến tháng 1 năm
2004 huyện Trảng Bom được thành lập trên cơ sở thực hiện Nghị định số
97/2003/NĐ-CP ngày 21-8-2003 của Chính phủ, xã Sông Trầu thuộc huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai cho đến hiện nay.
Xuất phát ban đầu khi thành lập (ngày 29-8-1994), Sông
Trầu là một xã đặc biệt khó khăn về mọi mặt; những năm đầu Chi bộ đảng xã Sông
Trầu có 28 đảng viên, hệ thống chính quyền và các đoàn thể mới được thành lập
tất cả còn non trẻ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, trong sản xuất nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi) còn lạc hậu, manh mún nhỏ lẻ, đời sống của nhân dân nhìn chung
còn nhiều khó khăn… Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, UBND
huyện Thống Nhất (từ năm 2004 là Huyện ủy, UBND huyện Trảng Bom), Chi bộ đảng
xã Sông Trầu đã lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể và nhân dân đồng lòng, đoàn
kết đem hết sức lực, trí tuệ, vượt qua
mọi khó khăn, thử thách ban đầu, quyết tâm xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội phát
triển bền vững, gắn liền với xây dựng nền
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; hệ thống chính trị được xây
dựng hoàn thiện, kinh tế liên tục tăng trưởng trong nhiều năm; nông nghiệp phát
triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa và nâng cao giá trị
kinh tế, từng bước xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng; văn hóa - xã hội phát
triển tiến bộ, công tác xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội đạt kết quả tốt, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã ổn định và được
cải thiện về nhiều mặt; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo; hoàn thành xuất sắc công tác quân sự quốc phòng địa phương; góp
phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, đổi mới phát triển bền vững của địa
phương và của đất nước.
Phát huy truyền thống quý báu của quê hương sau hơn 30
năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và
Nhân dân xã phấn đấu không ngừng và đạt được những kết quả nổi bật trên các
lĩnh vực, cụ thể như sau:
*/- Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở
Công tác xây
dựng Đảng luôn được quan tâm, trở
thành nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa then chốt, là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho mọi thành công của Đảng, từ cơ sở đó Đảng ủy tăng cường công tác giáo dục
về chính trị, nâng cao nhận thức cho tất cả các cán bộ chủ chốt và từng đảng viên về tầm quan trọng đặc
biệt của công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong giai đoạn đi lên công nghiệp hóa, hiện
đại hóa luôn luôn đòi hỏi Đảng phải thật sự trong sạch, vững mạnh, có tầm cao
trí tuệ, sức chiến đấu, đủ năng lực lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn
mới.
Hàng năm, Đảng
ủy xã tổ chức tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng rèn luyện phẩm chất đạo
đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; thực hiện triển khai nghiêm túc
các Chỉ thị, Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết của Đảng bộ
tỉnh, Đảng bộ huyện và của Đảng bộ xã ở đầu nhiệm kỳ gắn với các hoạt động
chính trị hàng năm; tổ chức sơ, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương
Đảng để đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp tiếp tục thực hiện; kịp
thời ra những chủ trương, nghị quyết chuyên đề cần thiết để chỉ đạo và thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở chính quyền, các ban ngành, đoàn thể thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhiệm kỳ, của từng năm có hiệu quả, thiết thực,
qua đó nâng cao nhận thức tư tưởng, chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Trong những năm qua toàn Đảng bộ không có biểu hiện tư tưởng cá nhân, cục
bộ, bè phái; đảm bảo sự đoàn kết thống nhất cao trong toàn Đảng bộ, ý thức
trách nhiệm của từng đảng viên không ngừng được nâng cao; tạo được lòng tin của
nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, không có tình trạng mất trật tự an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.
Trong công tác
tổ chức cán bộ, Đảng ủy xã thường xuyên củng cố kiện toàn
các tổ chức đảng gắn với việc kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Bộ máy cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể được sắp xếp ổn định phát huy
năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng tổ
chức Đảng với xây dựng chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ đảng viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện
tốt công tác Đại hội các Chi bộ và bầu Trưởng ấp qua các nhiệm kỳ đảm bảo đúng
quy định và dự kiến cán bộ. Công tác
cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, nghiêm túc và đúng
quy định; hàng năm đều thực hiện đánh giá, bổ sung nguồn quy hoạch
cán bộ, đưa đi đào tạo những đồng chí chưa đạt chuẩn về chính trị,
chuyên môn, bổ sung thêm vào quy hoạch những đồng chí có chuyên môn, có
phẩm chất đạo đức tốt.
Các chi
bộ trực thuộc đã thể hiện tốt vai trò lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, thực hiện
tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý, giáo dục đảng viên nhằm
đảm bảo sự thống nhất về ý chí và hành động ngay từ chi bộ. Qua
kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm
có trên 93% Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh (TSVM), trong đó có trên 15% chi
bộ đạt TSVM tiêu biểu và trên 95% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở
lên.
Công
tác phát triển đảng viên luôn được Đảng ủy quan tâm chỉ đạo sâu
sát, đảng viên mới hàng năm luôn
đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; tổng số đảng viên kết nạp là 189 đồng
chí, nâng tổng số đảng viên trong toàn đảng bộ lên 326 đồng
chí; chất lượng đảng viên mới cũng được nâng lên, hầu hết các đảng
viên mới đều phát huy được được vai trò của người đảng viên và thực
hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Các
Chi bộ đã thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục và rèn luyện
đảng viên; thực hiện nghiêm túc việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên và Quy
định 213-QĐ/TW
của Bộ chính trị, thường xuyên giữ mối liên hệ và thực hiện tốt nghĩa vụ
công dân nơi cơ trú.
Công
tác giám sát, kiểm tra được Đảng ủy thường xuyên quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo, hàng năm đã xây dựng chương trình, kế
hoạch kiểm tra, luôn đổi mới về nội dung, phương pháp,
có trọng tâm, trọng điểm mang tính giáo dục và đạt hiệu quả cao. Nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và thực
hiện nghiêm Điều lệ Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết và các quy định của Đảng. Kiểm tra, giám sát đảm bảo đúng trọng tâm, trọng điểm, tổ chức
giải quyết đơn tố cáo đảng viên đúng quy trình, quy định của Đảng gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XIII và Quy định
101-QĐ/TW về “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ
chốt các cấp”.
*/- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương
Trong thời kỳ thực hiện đường lối đi lên công
nghiệp hóa gắn với xây dựng
nông thôn mới do Đảng khởi xướng và lãnh
đạo, Đảng bộ và nhân dân xã Sông Trầu đã tiếp tục phát huy những lợi thế, thành
quả trước đó, đoàn kết thống nhất thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện và xã đề ra xây dựng xã Sông Trầu trở thành xã tiêu biểu của
huyện Trảng Bom luôn đi đầu trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính
sách, nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đạt được những thành
tựu quan trọng; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố và ngày càng vững
mạnh. Đặc biệt giai đoạn 2010 - 2015 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân xã Sông
Trầu đã thực hiện hoàn thành 19 tiêu chí, 54 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới
theo bộ tiêu chí của Tỉnh và Trung ương đề ra và vinh dự đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông
thôn mới (theo Quyết định số 3319/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của UBND tỉnh Đồng
Nai).
Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng
thời quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống thủy lợi trên địa bàn
phục vụ đảm bảo cho việc tưới tiêu, nhân rộng các mô hình nông nghiệp có hiệu
quả. Tích cực khuyến khích người dân tăng
cường áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; Về chăn nuôi của xã trong những năm gần đây có chiều
hướng phát triển về hình thức trang trại; phát triển theo hướng công
nghiệp an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường (VietGap). Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng trên
55% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; CN-TTCN-TMDV từng bước phát triển
trên các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ như: dịch vụ ăn uống, kinh
doanh nhà trọ, dịch vụ y tế, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, cơ khí, vật liệu xây dựng ... số cơ sở kinh doanh tăng từ 700 cơ sở năm
2015 lên 900 cơ sở năm 2024. Tập trung chỉ đạo phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
các tổ hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã.Bên cạnh đó thường xuyên củng cố, duy
trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các CLB, THT đã thành lập.
Tính đến nay đã thành lập được 07 tổ hợp tác hoạt động tương đối hiệu quả.
Song song với nhiệm vụ phát triển
kinh tế, Đảng bộ và chính quyền xã Sông Trầu luôn chú trọng xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần và thể dục, thể thao cho nhân dân; quan tâm đầu tư
xây dựng và
nâng cấp các công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục,
thể thao như: Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng đồng của xã đạt chuẩn
với diện tích khuôn viên là 11.673m2, đầy đủ các thiết bị âm thanh,
ánh sáng, sân chơi và luyện tập các môn thể thao; 07 Nhà văn hóa ấp đạt chuẩn với diện tích từ 300m2 –
500m2 trang bị đầy đủ thiết bị
phục vụ cho hội họp và sinh hoạt văn hóa – văn nghệ.
Tổ
chức tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; các ngày lễ, tết của dân
tộc; các sự kiện và nhiệm vụ chính trị của đất nước, địa phương; tuyên truyền
các phong trào: “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,
phong trào xây dựng khu phố văn hóa, gia đình văn hóa, “toàn dân tham gia bảo
vệ an ninh tổ quốc” … đến nhân dân bằng nhiều phương thức như phát thanh, bản
thông tin, thực hiện pano, băng rôn…; chất lượng tuyên truyền ngày càng đi vào
chiều sâu được nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia; tính đến cuối năm 2023 xã Sông Trầu có 8/8
Ấp giữ vững danh hiệu ấp văn hóa, có 6.458/6.503 hộ đạt gia đình
văn hóa năm 2023 chiếm tỉ lệ 99,31%. Khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa của xã và tích cực tham gia hội thi, hội diễn văn nghệ thể thao
do huyện tổ chức giành được nhiều thành tích cao; phong trào văn nghệ quần
chúng được phát huy và hoạt động tích cực với nhiều hội thi, hội diễn, liên
hoan, giao lưu, biểu diễn văn hóa văn nghệ chủ đề ca ngợi Đảng Cộng sản Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình yêu quê hương đất nước, những thành tựu thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, đất nước…
Công tác chăm lo
cho các đối tượng chính sách, thực hiện các chính sách xã hội và chương trình
giảm nghèo, giải quyết việc làm đã được Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức
đoàn thể quan tâm thực hiện. Việc chăm sóc các đối tượng chính sách thể hiện ở chỗ xã luôn
đảm bảo cấp phát đầy đủ, kịp thời các chế độ đúng quy định của nhà nước; lãnh
đạo xã thường xuyên thăm hỏi, động viên thực hiện chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng, các gia đình chính sách. Công tác xây dựng nhà tình nghĩa,
nhà đại đoàn kết cho các đối tượng chính sách và các gia đình khó khăn được
lãnh đạo xã thực hiện tích cực; cả xã đã huy động nhiều nguồn kinh phí xây dựng
được 44 căn
nhà cho các gia đình chính sách và các gia đình khó khăn; công tác bảo trợ xã
hội cũng được thực hiện tốt với tổng số tiền cứu trợ xã lên tới 25 tỷ đồng, quan
tâm hỗ trợ kịp thời cho người khuyết tật góp phần giảm bớt khó khăn cho các gia
đình có người khuyết tật, giúp họ vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
Thực hiện
tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, huấn luyện dân quân. Tiếp tục kiện
toàn nâng cao chất lượng lực lượng dân quân, BCH Quân sự xã, các ấp đội trưởng
đều là đảng viên; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, tác
phong cho LLDQ; hoàn thành tốt công tác tuyển quân hàng năm. Thực hiện tốt
chính sách hậu phương quân đội bảo đảm chế độ chính sách cho cán bộ dân quân
theo quy định. Tiếp tục phối hợp với Hội Phụ nữ xã và các tổ chức đoàn thể tăng
cường và nhân rộng mô hình nuôi quân để nâng cao chất lượng sinh hoạt của lực
lượng. Phối hợp với hội CCB, các ban ngành đoàn thể nâng cao vai trò hoạt động
của hội cựu quân nhân.
Nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, chủ động tấn công trấn
áp tội phạm; giải quyết triệt để và có hiệu quả các tệ nạn xã hội, kiềm chế tai
nạn giao thông; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Nhân rộng mô hình Tổ
an ninh tự quản, phát triển lực lượng dân phòng ở các ấp. Xây dựng và triển khai có hiệu
quả các chương trình, kế hoạch công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội
phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện tốt công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm,
phức tạp về ANTTXH trên địa bàn.
Công tác xây dựng nông thôn nâng cao mới tiếp tục được tập trung chỉ
đạo quyết liệt và tổ chức thực hiện đồng bộ, công tác tuyên truyền, vận động
mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tính đến tháng
06/2024, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu trí nông thôn mới
đồng thời triển khai thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Kết quả thực hiện đến nay có 11/19 tiêu chí đã đạt
theo bộ tiêu chí NTM nâng cao. Tiếp tục vận động Nhân dân trên địa bàn xã đóng góp tu sửa, nâng cấp các
tuyến đường giao thông nông thôn, trồng cây xanh hai bên đường nhằm hoàn thành
chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao,…
Do làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đảng và chủ động
đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nên Đảng bộ,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xã
nhiều năm liên tục đạt đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Qua 30 năm
(1994 - 2024), tập
trung cho sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương, Đảng bộ xã Sông Trầu thể
hiện được sự trưởng thành, năng động sáng tạo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vận dụng sáng tạo đường lối Nghị
quyết của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, Đảng bộ đã kiên trì xác
định tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu “nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, tiểu
thủ công nghiệp”, qua từng nhiệm kỳ Đảng bộ có nhiều biện pháp, giải pháp huy
động được sức mạnh của toàn dân để
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, đưa xã Sông Trầu
đi lên phát triển bền vững, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; từ một xã đặc
biệt khó khăn trở thành một trong những xã Đạt chuẩn nông thôn mới sớm nhất của
huyện Trảng Bom. Xuyên suốt quá trình lãnh đạo Đảng bộ luôn kết hợp nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh, quốc phòng, phát huy sức mạnh đoàn
kết trong toàn Đảng bộ, là nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng và
phát triển.
Thành tựu của
Đảng bộ xã đạt được những năm qua có ý nghĩa to lớn góp phần cùng với huyện,
tỉnh phát triển nhanh vững chắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về lĩnh vực kinh tế, xã luôn giữ vững tăng trưởng và ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ sở hạ
tầng được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ, đặc biệt là các công trình phúc lợi
công cộng được xây dựng như giao thông, chợ, thiết chế văn hóa thể thao, trạm
điện, trạm y tế, trường học… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, phục vụ nhu
cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân và tạo cho diện mạo nông thôn ngày
một khang trang, hiện đại. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội được giữ vững, các nhiệm vụ quốc phòng đều thực hiện tốt, đạt hiệu quả theo
chỉ tiêu đề ra. Hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh; chính quyền được
kiện toàn từ xã, đến các ấp. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nâng cao chất
lượng hoạt động trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các
ban ngành, đoàn thể đã được kiện toàn, chất lượng. Đội ngũ cán bộ, công chức,
chuyên trách của xã có trình độ chuyên môn và được đào tạo cơ bản về chính trị.
Phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục được cải tiến, thực
hiện tốt công tác vận động quần chúng, chăm lo lợi ích thiết thực của cán bộ,
đoàn viên, hội viên; xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.