“Chúng
ta khó có thể làm giàu được bằng sản xuất nông nghiệp, nhưng có thể làm giàu được
khi làm kinh tế nông nghiệp. Một nông sản tạo ra, người có kỹ năng bán hàng sẽ
bán được giá gấp đôi so với người khác. Trước đây, nông nghiệp dạy người nông
dân sản xuất chứ không dạy người nông dân làm giàu. Làm giàu không phải là bán
nông sản, mà bằng cách phân loại nông sản đó, bán niềm tin về sản phẩm nông sản
sạch, có truy xuất nguồn gốc, có mã vùng trồng, vùng nuôi”.(Trích lời Bộ trưởng
Lê Minh Hoan).
Xã
Sông Trầu với tổng số diện tích trên 3.200 ha, trong đó đời sống của người
dân hầu hết là sản xuất nông nghiệp.
Trong quan niệm của dân gian Việt Nam việc sản xuất nông nghiệp khó giàu nhưng
hiện nay với việc ấp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật sào sản xuất, người
nông dân đang “giàu lên trong thấy”. Trong quá trình sản xuất, việc áp dụng các
tiêu chuẩn Vietgrap đem niềm tin đến cho người tiêu dùng về sản phẩm sạch, có
truy xuất nguồn gốc, có mã vùng trồng vùng nuôi đã tạo nên những dòng sản phẩm
sạch, an toàn, thu hút đông đảo người mua, một trong những mặt hàng uy tín trên
địa bàn xã Sông Trầu là sản phẩm như Sầu riêng, Chuối cấy mô, Bưởi,…. Sự tuân
thủ các quy định, kỹ thuật trong quá trình trồng, chăm cây; thu hoạch trái cây
đã để lại ấn tượng cho người tiêu dùng. Vì vậy sản phẩm nông sản của địa phương
trở thành điểm đến lý tưởng và sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
Anh
Nguyễn Đức Lợi (chủ vườn sầu riêng trên địa bàn): “Làm theo cách truyền thống,
đất bị thoái hóa, nhiễm độc và chết dần. Tôi chuyển đổi sang canh tác hữu cơ vì
muốn giữ được nguồn đất đai màu mỡ cho đời con, cháu. Canh tác hữu cơ giúp đất
khỏe, cây khỏe và đặc biệt là sức khỏe của người trồng và người tiêu dùng được
bảo vệ”. Vậy nên sau mỗi mùa thu nhập của
anh lên đến hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, anh còn hướng dẫn, truyền kinh nghiệm
cho những hộ muốn được học tập con đường kinh doanh như anh.