Cẩm Mỹ - Xã Sông Ray : noi-dung-tin Cẩm Mỹ - Xã Sông Ray
Chào mừng quý vị đến với Website xã Sông Ray huyện Cẩm Mỹ
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Một số bệnh thường xảy ra ở trẻ khi thời tiết thay đổi Cập nhật08-11-2017 09:16
Trong những ngày qua, tình hình nắng, mưa thất thường. Đang nắng vào mưa, tiết trời thay đổi, khiến người ta dễ mắc một số bệnh, đặc biệt là trẻ em. Thông thường, khi chuyển mùa, đang nắng qua mưa, thì việc thích nghi của cơ thể chúng ta sẽ kém, nhất là ở trẻ em. Thay đổi từ nắng sang mưa, sẽ làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, trẻ dễ mắc một số bệnh. Đồng thời điều kiện, môi trường này sẽ tạo thuận lợi cho một số bệnh phát triển như: lây lan một số bệnh qua đường ăn uống, tiêu hóa (bệnh đường ruột; tiêu chảy; viêm gan A; tay, chân, miệng...); mưa xuống giúp muỗi phát triển, làm gia tăng bệnh sốt xuất huyết; ngoài ra, một số bệnh khác cũng xảy ra nhiều ở trẻ khi thay đổi thời tiết đó là: các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp trên (như: viêm họng; viêm mũi - họng; chảy mũi nước...), tác nhân gây bệnh phần lớn là do siêu vi trùng. Bên cạnh đó, một số bệnh khác mà ngành y tế cũng đã dự báo gặp nhiều trong các tháng 3, 4, 5 hằng năm như: rubella; thủy đậu; tay, chân, miệng...

​* Trẻ bị ho, sốt, khò khè khi trở trời, làm sao nhận biết tình trạng có bệnh nặng hay không?- Bác sĩ Nguyễn Công Viên: Ho, sốt, khò khè là những triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau ở đường hô hấp trên hoặc ở đường hô hấp dưới. Một số đặc điểm sau đây sẽ giúp nhận biết tình trạng trẻ nặng hay không để sớm đưa trẻ vào viện kịp thời, đó là: xem trẻ chơi đùa, ăn uống có bình thường không. Nếu trẻ bỏ ăn, bứt rứt, quấy khóc... là dấu hiệu biểu hiện bệnh nặng.
Còn phân biệt trẻ nhiễm trùng đường hô hấp trên hay dưới, bằng cách xem nhịp thở của trẻ. Thông thường, nếu trẻ bị viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi, nhịp thở sẽ nhanh hơn bình thường. Nhịp thở nhanh khi: trẻ dưới 6 tháng tuổi thở trên 50 lần/phút; trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thở khoảng 40 lần/phút. Ngoài ra, các bà mẹ có thể nhận biết bằng cách quan sát thấy, khi trẻ thở lồng ngực co lõm, hai cánh mũi phập phồng nhiều, nghe tiếng rên khi thở...
* Biện pháp phòng bệnh?
- Đối với một số bệnh lây lan qua đường tiêu hóa như nói trên, cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh thật tốt (cả ăn uống và sinh hoạt), nhất là lúc mới bắt đầu mưa, hạn chế để trẻ ăn vặt hàng quán, vỉa hè... Phòng sốt xuất huyết, cần dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, hòn non bộ, chậu kiểng chú ý thay nước, thả cá để tránh phát sinh lăng quăng, muỗi.

Đối với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, khi đưa đón trẻ đi học, cần giữ ấm cổ, cơ thể, tránh để trẻ nhiễm mưa, khi trẻ bệnh, cần cho trẻ nghỉ ngơi, dùng thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước... Tránh việc tự ý dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh chỉ thực sự cần ở trường hợp bị bội nhiễm. Một số bệnh nhiễm khác như: rubella, thủy đậu... thì có thể phòng bệnh bằng tiêm ngừa (theo sự hướng dẫn của bác sĩ).
Thời tiết nắng nóng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em như Rubella, thủy đậu và chân – tay – miệng tăng vọt.
Cách phòng ngừa và chữa trị :
- Tình trạng trẻ em nhiễm các loại bệnh này hiện nay :
- Bệnh Rubella, thủy đậu, chân – tay – miệng thường xảy ra cao điểm vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Nguy cơ lây bệnh vào những tháng này sẽ rất cao. Tại khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1, đặc biệt thời gian qua, có 10 ca mắc bệnh chân – tay – miệng bị biến chứng, 1 ca mắc bệnh thủy đậu bị biến chứng viêm tủy và 1 ca mắc bệnh Rubella biến chứng lên não.
- Triệu chứng của các bệnh :
- Đối với bệnh Rubella thì nổi ban đỏ. Bệnh chân – tay - miệng nổi bóng nước ở những nơi như bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, xung quanh miệng. Còn bệnh thủy đậu thì nổi bóng nước khắp người. Ngoài ra, các bệnh này còn kèm theo những triệu chứng sốt, mệt mỏi, nhức đầu, ho, đau họng… Thông thường, chỉ 5 – 7 ngày là khỏi bệnh và không để lại hậu quả gì, trừ khi là có biến chứng xảy ra.
- Điều trị và cách phòng bệnh :
- Nếu trẻ sốt thì cho uống Paracetamol để hạ sốt, vệ sinh da thường xuyên, cho trẻ ăn những loại thức ăn lỏng dễ tiêu, không nên trùm kín tránh gió khi trẻ bệnh, không nên kiêng tắm, không được đắp các loại lá, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi các nốt nhanh, nhiều, sốt cao, lừ đừ, bỏ ăn, co giật, hôn mê, nốt có mủ… Thông thường mỗi đứa trẻ chỉ mắc bệnh thủy đậu, Rubella 1 lần trong đời, nhưng đối với bệnh chân – tay – miệng thì có nhiều nguy cơ tái phát.
ST (Theo Bác sĩ gia đình)

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.