Cẩm Mỹ - Xã Sông Ray : noi-dung-tin Cẩm Mỹ - Xã Sông Ray
Chào mừng quý vị đến với Website xã Sông Ray huyện Cẩm Mỹ
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Trồng bơ để có năng suất cao, phẩm chất tốt Cập nhật26-10-2017 03:10
Bơ là loại cây đặc sản không chỉ trồng ở Tây Nguyên mới cho trái. Riêng tỉnh Đồng Nai đã có khoảng 4200 người trồng bơ với diện tích đạt gần 250ha, sản lượng hàng năm bán ra thị trường hơn 2500 tấn.

​Bơ rất dễ trồng, cây trồng khoảng 2-3 năm đã cho quả bói. Vụ bơ chính bình quân mỗi cây có thể cho từ 100-250kg/ quả, với giá khoảng 15000đ/kg.Nếu trồng chăm sóc tốt bơ sẽ cho trái sớm bán trước tết âm lịch giá lên đến 45.000 -50.000đ/kg  thì mỗi ha bơ ( 150-220 cây) có thể cho thu nhập không dưới 150 triệu đồng. . Đặc biệt có những cây bơ sáp, ngon cho thu nhập 3.000.000đ - 5.000.000đ/cây. Để phục hồi lại truyền thống sản xuất loại cây ăn quả này, cần chú trọng đến giống cây trồng và kỹ thuật bón phân cho cây bơ.* Giống bơ: Giống bơ rất quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng phẩm chất trái sau này, vì vậy bà con nên thận trọng trong vấn đề này .Trước đây bà con nông dân thường trồng cây bơ ương từ hạt. Do đặc tính thụ phấn chéo, cây bơ trồng từ hạt không đảm bảo được các đặc tính tốt của cây mẹ. Nhiều khi sau 5-6 năm trồng cây bơ bắt đầu ra quả thì quả bơ lại có hình dạng quả và chất lượng quả không được như mong muốn nên chủ vườn chỉ bán được sản phẩm với một giá rất thấp và nhiều khi phải đốn bỏ. Thông qua nhân giống vô tính bằng kỹ thuật ghép nối ngọn trong vườn ươm,hay sử dụng gốc bơ hạt sau một năm tuổi được trồng quy hoạch sẳn để ghép giống bơ tốt thông qua kĩ thuật ghép mắt,  người trồng bơ có thể trồng được các cây bơ có đặc tính về hình dạng cây, hình dạng quả và chất lượng quả tốt như cây mẹ đã được chọn lựa.
* Bón phân cho bơ: Ngoài yếu tố giống, một trong các nguyên nhân làm cây bơ cho năng suất thấp, chất lượng quả thoái hóa nhanh (thể hiện ở quả nhỏ, có nhiều xơ) là do tập quán trồng bơ không chăm sóc, bón phân. Nhiều nông dân trồng bơ như trồng 1 loại cây bóng mát trong vườn, trồng dọc bờ lô ở các vườn cây công nghiệp, chỉ thu hái quả mà hoàn toàn không chăm bón cho cây bơ. Một số các nông dân tiến bộ hơn cũng bón cho bơ một ít phân mà chủ yếu là phân đạm và kali, lượng bón khoảng 1-2kg urê và 0,5kg KCl/cây/năm. Lượng phân này hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cây bơ. Các nghiên cứu về phân bón cho bơ cho thấy bón phân không đủ và mất cân đối đã làm giảm độ phì đất dẫn đến giảm năng suất, cây bơ có hiện tượng ra quả cách năm nặng nề, quả nhỏ và có các triệu chứng rối loạn sinh lý sau thu hoạch như vàng lá, rụng lá. Ngoài N, P, K, các chất vi lượng như Fe, B, Zn dù chỉ bị cây bơ lấy đi qua các vụ thu hoạch với lượng nhỏ nhưng các kết quả nghiên cứu ở các vùng trồng bơ nổi tiếng trên thế giới cũng cho thấy có hiện tượng thiếu vi lượng trên cây bơ và gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, kích cỡ và chất lượng quả bơ. Một chương trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây bơ đã được tiến hành tại Mexico cho thấy trên các vườn bơ kinh doanh trồng với mật độ 156 cây/ha. Công thức phân bón 178kg N + 165kg P2O5 + 318kg K2O/ha/năm ở dạng SA, Super lân và KCl, bổ sung thêm vi lượng 0,1kg oxisulphat kẽm và 0,2kg borax/cây 1-2 năm 1 lần đã làm năng suất bơ tăng vọt từ 8 tấn quả/ha lên 35 tấn/ha. Trong 4 năm liền, năng suất bơ đạt bình quân 28,5 tấn quả/ha. Ngoài ra kích cỡ quả bơ còn được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ quả bơ có kích cỡ thuộc loại 1 và các loại đặc biệt tăng từ 27,5% lên 72% sau 3 năm áp dụng công thức phân bón nêu trên.
 * Hướng dẫn bón phân cho cây bơ ghép: Cây bơ ghép thường được trồng thuần thành vườn với mật độ 200 cây/ha (7 x 7m). Bơ cũng có thể trồng rải rác trong vườn hoặc trồng làm cây che bóng, chắn gió cho các vườn cây công nghiệp. Cây bơ thực sinh thường mọc khỏe, ít được chăm sóc bón phân cây vẫn lớn nhanh. Khi trồng cây bơ ghép nên chú ý vấn đề chăm bón cho cây nhiều hơn. + Thời kỳ kiến thiết cơ bản - Bón lót khi trồng: Đào hố rộng 60x60x60cm. Bón lót 10-15kg phân chuồng hoai, 0,5kg lân nung chảy và 0,3kg vôi. Lượng phân lót này được trộn đều với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố. Sau khi trồng 20-30 ngày bón thúc phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu với lượng 0,3kg/cây, chia làm 2 lần bón, mỗi lần 0,15kg/cây, cách nhau 1 tháng. - Năm thứ hai: 0,5-1kgNPK 20-20-15-TE Đầu Trâu/cây . - Năm thứ ba: 1-1,5 kg NPK 20-20-15-TE Đầu Trâu/cây . - Năm thứ tư: 2-3kgNPK 20-20-15-TE Đầu Trâu/cây . Lượng phân này chia làm 3 lần bón trong mùa mưa. Mùa khô bón 0,2-0,3kg phân Đầu Trâu 2001 hoặc Đầu Trâu mùa khô vào lúc tưới nước. Trồng cây bơ ghép, vào mùa khô nên tưới nước cho cây trong vòng 3-4 năm đầu sau khi trồng để đảm bảo tỷ lệ cây sống và sinh trưởng của cây. Khi cây bơ đã lớn, có thể hạn chế tưới nước. + Bơ trồng đến năm thứ ba bắt đầu cho quả khá nhiều, lúc này cây cần nhiều kali hơn thời kỳ kiến thiết cơ bản. Sử dụng các loại phân Đầu Trâu có hàm lượng NPK hợp lý để bón cho bơ kinh doanh như phân NPK 16-8-16+TE Đầu Trâu, Đối với 1 cây bơ cho 200-300kg quả/năm cần bón như sau: - Trường hợp dùng phân NPK 16-8-16-TE Đầu Trâu: Bón 6-8kg/cây/năm, chia làm 3 lần bón vào các thời kỳ sau khi thu hoạch, trước khi ra hoa và lúc nuôi quả. - Trường hợp dùng phân chuyên dùng cho cây ăn trái: Sau khi thu hoạch bón 2,5-3 kg Đầu Trâu AT1/cây, trước khi ra hoa bón 1-2kg Đầu Trâu AT2/cây và khi đang nuôi quả bón 3-5 kg Đầu Trâu AT3/cây tùy theo lượng quả nhiều hay ít.
Phương pháp bón phân: Bón phân khi đất đủ ẩm, đào rãnh cạn xung quanh tán cây bơ, chiếu theo mép tán, bỏ phân vào rồi lấp đất. Nhiều nhà vườn đã mạnh dạn đầu tư làm bồn để tưới nước & bón phân kết hợp để nhằm cung cấp chất dinh dưỡng khi cây mang trái nhằm tăng năng suất và chất lượng quả, hầu hết cây mang trái trong mùa khô cây tập trung môi nguồn dinh dưỡng để nuôi quả, cây sẽ thiếu nguồn dinh dưỡng quan trong là nước (H20).
Ở Đồng Nai, bơ chỉ là một thứ cây trồng phụ, nguyên nhân do đầu ra của sản phẩm hạn hẹp, không được quảng bá. Song những năm gần đây trái bơ Đồng Nai đã có mặt tại các chợ , siêu thị trong cả nước, và còn xuất khấu sang Trung Quốc, Thái Lan, Lào … khiến nông dân một số nơi đã nhìn nhận lại giá trị của loại trái cây này.
Thiết nghĩ ở Đồng Nai cũng cần có một Trung tâm Khoa học và Ứng dụng công nghệ phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Miền Đông Nam Bộ, thực hiện đề án “Nghiên cứu phát triển bơ và nâng cấp kênh phân phối bơ thành chuỗi giá trị bơ”, với mục tiêu tìm giải pháp khả thi để bơ trở thành cây hàng hóa có giá trị cao.
Tuy nhiên theo các nhà khoa học, để phát triển cây bơ, bà con cần khắc phục những hạn chế về giống cách thu hái và bảo quản bơ. Hiện nay, thị trường tiêu thụ bơ chủ yếu vẫn là nội địa, do vậy phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ- đặc biệt là xuất khẩu, phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho trái bơ Đồng Nai. Vì vậy, bà con nông dân cần có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học.

Trung Hiếu.


Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.