Cẩm Mỹ - Xã Sông Nhạn : noi-dung-tin Cẩm Mỹ - Xã Sông Nhạn
Chào mừng quý vị đến với Website xã Sông Nhạn huyện Cẩm Mỹ
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Về việc tăng cường các biện pháp sinh học trong chăn nuôi để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu phi và triển khai hướng dẫn tái đàn lợn. Cập nhật08-12-2020 10:04
Thực hiện thông báo số 611/TB-UBND ngày 01/12/2020 của UBND huyện Cẩm Mỹ, kết luận của Phó Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp triển khai thực hiện cấp bách công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ;

2020 5 VE SINH.bmp

(Người dân thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế dịch bệnh).

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn Châu phi đang diễn ra trên địa bàn xã Sông Ray; có khả năng bùng phát, lây lan ra diện rộng trên địa bàn huyện. Nhằm tránh thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống tổ chức, cá nhân hộ chăn nuôi trên địa bàn xã trong thời điểm tình hình bệnh dịch tả lợn Châu phi đang có chiều hướng diễn biến phức tạp.

UBND xã Sông Nhạn đề nghị các tổ chức, cá nhân và hộ chăn nuôi chăn nuôi trên địa bàn xã các nội dung hướng dẫn tái đàn lợn và các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để phòng, chống dịch tả lợn Châu phi, cụ thể như sau:

I. Công tác phòng, chống dịch bệnh:

1. Yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi:

Kiểm soát chặt ch người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, mỗi, ...)

Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.

Nên có ô chuồng nuôi cách ly: nuôi lợn mới nhập hoặc nuôi lợn bị bệnh.

Có khu vực thu gom và xử lý chất thải.

Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống 0,8-1 m) để giảm thiếu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.

Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.

Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung.

2. Yêu cầu về con giống: Lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Đối với lợn nhập từ ngoài tỉnh vào phải có Giấy kiểm dịch. Trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.

3. Thức ăn và nước uống:

- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đẫ xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới.

Nguồn nước cho lợn nuôi phải đảm bảo an toàn.

Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn.

4. Chăm sóc, nuôi dưỡng:

Áp dụng phương thức quản lý “cùng vào-cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng.

Có quy trình chăn nuôi phù họp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

Nên áp dụng phương thức nuôi khô, không sử dụng nước tấm cho lợn. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, động chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường phòng, chống dịch.

5. Vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người, động vật ra, vào chuồng nuôi:

Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khư vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (gà, chim, chuột, ruồi .v.v…).

Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi.

Trước khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng.

Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày, cần thay đổi các loại chất sát trùng để tăng hiệu quà sát trùng.

Định kỳ phun thuốc sát trùng kết hợp rải vôi thường xuyên khu vực bên trong và bên ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.

Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.

Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn vào nuôi. Trong trường họp chuồng bị dịch, nếu tái đàn nên để trống chuồng ít nhất 30 ngày và được sự đồng ý của chính quyến địa phương.

6. Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi:

Không để các phương tiện vận chuyển từ nơi khác đi thẳng vào trại nuôi lợn. Đặc biệt không để phương tiện vận chuyển thức ăn, vật dụng khác và của thương lái đến khu vực nuôi lợn. Phương tiện vận chuyển phải dừng ở bên ngoài trại để vệ sinh, sát trùng, tiêu độc 02 lần (cách nhau 30 phút) trước khi vào trại.

 Không để các phương tiện, đồ đạt, vật dụng khác trong khu chuồng nuôi lợn.

 Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng.

7. Xử lý chất thải chăn nuôi:

Chất thải được thu gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.

Chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hóa chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý phải đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y.

 Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.

II. CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN TÁI ĐÀN LỢN:

1. Đối với cơ sở chăn nuôi chưa xảy ra bệnh dịch tả lợn châu phi:

Cơ sở chăn nuôi chưa xảy ra dịch bệnh nhưng đang tạm ngưng chăn nuôi nếu tái đàn thì thực hiện theo Hướng dẫn số 4249/HD-BN'N-TY ngày 18/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc kiểm soát vận chuyện lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng dịch có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

2. Đối với cơ sở chăn nuôi đã xảy ra bệnh dịch tả lợn châu phi:

a. Điều kiện tái đàn:

Các cơ sở chăn nuôi thuộc vùng đã có quyết định công bố, thông báo hết dịch của cơ quan có thẩm quyền và đủ điều kiện đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.

Vị trí, địa điểm chăn nuôi: Vị trí, địa điểm đảm bảo quy định tại QCVN 01-14/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Phải đăng ký và được sự đồng ý của UBND cấp xã, nơi tổ chức chăn nuôi; cam kết thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và báo cáo chăn nuôi định kỳ theo quy định (liên hệ UBND xã cung cấp mẫu đơn).

b. Quy mô tái đàn:

Cơ sở chăn nuôi từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng đàn lợn có thể nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số llượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

3. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ:

a. Nguyên tắc tái đàn lợn:

Việc tái đàn lợn đã có bệnh DTLCP được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 Chủ hộ chăn nuôi phải áp dụng các biện pháp cách ly, vệ sinh sát trùng bằng hóa chất, vôi; nâng cao cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi áp dụng có hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học, đảm bảo điều kiện an toàn dịch.

b. Yêu cầu đối với chủ cơ sở chăn nuôi tái đàn lợn:

Chủ cơ sở chăn nuôi phải kê khai với UBND cấp xã trước khi thực hiện việc tái đàn. (có mẫu đơn kê khai).

Lấy mẫu xét nghiệm định kỳ môi trường, nguồn nước xác định không tồn tại Vi rút DTLCP.

- Sử dụng các biện pháp an toàn sinh học theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y như:

+ Hằng ngày vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi, tiêu diệt các loại côn trồn, gậm nhấm ra vào chuồng; tăng sức đề kháng định kỳ cho heo bằng các loại thuốc bổ trợ.

+ Phun xịt tiêu độc khử trùng ít nhất 2 lần/tuần, phát hoan dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại ít nhất 2 lần/tháng.

+ Sau mỗi đợt bán heo phải vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi, phơi chuồng ít nhất 7 ngày trước khi thả heo. Trong trường hợp chuồng bị dịch phải phơi chuồng ít nhất 30 ngày và được sự đồng ý của chính quyền địa phương.

- Kiểm soát, không để phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, người lạ ra vào khu vực chuồng nuôi. Đặc biệt phương tiện thương lái phải dừng bên ngoài cách xa khu vực nuôi để vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.

- Chất thải chăn nuôi phải được thu gom hàng ngày đến nơi tập trung xa chuồng nuôi, nơi cấp nước và xử lý bằng nhiệt, hầm Biogas, hóa chất, chất sinh học phù hợp.

- Các khu vực chăn nuôi không thuộc quy hoạch vùng chăn nuôi trang trại, chủ cơ sở chỉ được chăn nuôi nhỏ lẻ  quy mô dưới 100 con heo theo quy định.

c. Yêu cầu với chủ cơ sở về quản lý dịch bệnh:

- Có quy trình phòng bệnh phù hợp với từng loại lợn, trong trường hợp có dịch, phải khai báo với chính quyền địa phương và thực hiện dầy đủ các quy định hiện hành về phòng, chống dịch bệnh.

- Cách ly lợn ốm để có biện pháp xử lý kiệp thời khi xảy ra dịch bệnh cần tiêu độc, khử trùng thường xuyên 1 lần/ngày cả khu vực chuồng nuôi.

- Cần che bạt kín ô chuồng hoăc cả chuồng, loại các ô chuồng có heo bệnh hoặc loại toàn bộ nếu dịch bệnh xảy ra, phun thuốc sát trùng đẫm gấp 2 lần bình thường, sau đó rửa bằng nước sạch tránh bắn qua ô chuồng kế bên, tiếp tục phun sát trùng 2-3 ngày. Ngừng mua bán vận chuyển.

- Lợn bệnh chết phải tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan ngành thú y. Bao bì, dụng cụ chăn nuôi của hộ chăn nuôi có heo dịch phải tiêu độc, khử trùng hoặc tiêu hủy bằng cách đốt.

-  Thực hiện ghi chép và lưu giữ nhật ký chăn nuôi, ghi chép các hoạt động chăn nuôi, quản lý dịch bệnh.

4. Đối với trang trại:

a. Yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi:

- Đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh vật dụng, vật nuôi, thức ăn, thuốc thú y theo yêu cầu của công ty và quy định của nhà nước.

- Kiểm tra, kiểm soát vệ sinh chăn nuôi, tiêu độc, khử trùng người, phương tiện ra vào chuồng nuôi phải có chế độ cách ly phù hợp theo quy định.

b. Yêu cầu về con giống và chăm sóc nuôi dưỡng:

- Lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Đối với lợn nhập từ ngoài tỉnh vào phải có Giấy kiểm dịch. Trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.

- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh phù hợp từng loại lợn, áp dụng phương thức quản lý “cùng vào, cùng ra”.

- Chất thải chăn nuôi phải được thu gom xử lý nhiệt, hóa chất, chế phẩm sinh học, Biogas. Nước thải sau khi xử lý thải ra môi trường phải đảm bảo quy định hiện hành.

c. Yêu cầu với chủ trang trại về quản lý dịch bệnh:

- Hồ sơ theo dõi dịch bệnh, lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh theo quy trình phòng bệnh phù hợp, cách ly lợn ốm ngừng xuất nhập, mua bán, vận chuyển, khai báo với chính quyền địa phương để có hướng dẫn xử lý theo quy định.

- Lấy mẫu xét nghiệm định kỳ môi trường, nguồn nước, lấy mẫu huyết thanh vật nuôi xác định không tồn tại Vi rút DTLCP. Lợn bệnh chết phải tiêu hủy theo hướng dẫn của thú y.

- Trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi, kiểm tra công tác thực hiện an toàn sinh học định kỳ.

5. Khuyến cáo các hộ chăn nuôi:

- Khuyến cáo chủ hộ chăn nuôi tự chịu trách nhiệm khi để gia súc, gia cầm bị bệnh chết. Thực hiện các quy định chăn nuôi nhỏ lẻ gia súc, gia cầm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi;Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và nếu để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của hộ gia đình và lây lan ảnh hưởng đến các hộ xung quanh thì hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.  

- Khuyến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khẩn trương, chủ động tiêm phòng Vaccine các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm định kỳ.

- Khuyến cáo các trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh của trang trại theo quy trình, quy định của Công ty. Thực hiện ghi chép sổ quản chăn nuôi, hồ sơ xuất nhập, hồ sơ tiêm phòng các loại vaccin bắt buộc và các hồ sơ liên quan khác. Nếu không thực hiện sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Điểm KHCN xã

 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.